221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1273296
Ngân hàng chịu trách nhiệm thế nào khi ATM "giết" người?
1
Article
null
Ngân hàng chịu trách nhiệm thế nào khi ATM 'giết' người?
,

- Kết quả kiểm tra sơ bộ tại 3 thành phố lớn cho thấy có ít nhất 300 ATM dò điện trên mức chết người. Vậy các ngân hàng phải chịu trách nhiệm thế nào khi ATM của họ gây tai nạn cho người sử dụng?

VietNamNet đã trao đổi về vấn đề này với luật sư Nguyễn Hoàng Hải, Trưởng VP luật Nguyễn Hoàng Hải và cộng sư và luật sư Nguyễn Văn Hậu, Trưởng Ban tuyên truyền Hội luật gia TPHCM.

TIN LIÊN QUAN

Ngân hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường

PV: Thưa ông, theo qui định pháp luật thì trách nhiệm để xảy ra hiện tượng dò điện tại ATM, có nguy cơ giật chết người thuộc về ai?

LS Nguyễn Hoàng Hải: Để qui trách nhiệm về vấn đề dò điện tại cây ATM, sẽ phải xác định

Luật sư Nguyễn Hoàng Hải (ảnh: Phạm Huyền)
Luật sư Nguyễn Hoàng Hải (ảnh: Phạm Huyền)
chính xác nguyên nhân và lỗi xuất phát từ đâu?

Theo tôi, lỗi này liên quan đến các nhà cung cấp thiết bị, đơn vị lắp đắt, thi công ATM… nhưng, và chắc chắn, phải liên quan đến nhà quản lý, vận hành hệ thống thiết bị ATM đó.

Rõ ràng, các ngân hàng với vai trò là người chủ của hệ thống ATM sẽ phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Các công ty được thuê lắp đặt cũng sẽ bị liên đới, chịu trách nhiệm khi có tai nạn xảy ra.

LS Nguyễn Văn Hậu: Một ngân hàng có thể có nhiều chi nhánh tại các địa bàn khác nhau. Nếu cây ATM do các chi nhánh ngân hàng trực tiếp quản lý thì khi xảy ra dò điện, các chi nhánh đó cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.

PV: Thưa ông, dò điện dẫn tới chết người là một tai nạn thuộc lĩnh vực điện. Vậy, phía công ty điện lực phải chịu trách nhiệm như thế nào?

LS Nguyễn Văn Hậu: Trong trường hợp này, công ty điện lực không phải chịu trách nhiệm.

Họ sẽ chỉ có trách nhiệm đảm bảo an toàn điện từ lưới điện tới công tơ của ngân hàng. Còn từ sau công tơ điện đó tới các thiết bị điện của ngân hàng thì ngân hàng tự chịu trách nhiệm về sử dụng an toàn.

Mô tả ảnh.
Theo quy phạm trang bị điện, ATM có vỏ bằng kim loại bắt buộc phải có nối đất (ảnh: Phạm Huyền)

Ở đây, ATM là một thiết bị sử dụng điện của ngân hàng, được cung cấp điện sau công tơ của ngân hàng thì rõ ràng, ngân hàng chịu trách nhiệm hoàn toàn khi để xảy ra dò điện, tai nạn giật điện.

PV: Trong trường hợp dò điện ở ATM dẫn tới chết người thì các ngân hàng sẽ phải bồi thường như thế nào?

LS Nguyễn Hoàng Hải: Theo luật dân sự, có điều khoản về bồi thường ngoài hợp đồng. Người nào có vô ý hoặc cố ý gây ra thiệt hại về vật chất, tài sản, tính mạng cho người khác thì phải có trách nhiệm bồi thường.

Nếu một công ty cung cấp sản phẩm, dịch vụ không đảm bảo chất lượng, dẫn tới thiệt hại cho khách hàng thì cũng sẽ phải bồi thường cho khách hàng đó.

Tại Việt Nam, đến nay đã xảy ra một vụ dò điện gây chết một cháu bé. Mặc dù, cháu bé không phải là khách rút thẻ nhưng xảy ra tai nạn như vậy, ngân hàng vẫn phải bồi thường. Cụ thể là bồi thường bằng tiền, các chi phí cứu chữa, mai táng… cho cháu bé.

Ngòai ra, ngân hàng cũng sẽ phải bồi thường thiệt hại tổn thất tinh thần cho người thân của cháu bé. Ở đây, gia đình cháu bé và ngân hàng có thể thỏa thuận với nhau để “qui” mức bồi thường tổn thất tinh thần ấy là bao nhiêu tiền?

Nếu không thỏa thuận được, theo luật của chúng ta thì mức bồi thường tối đa bằng 60 tháng lương tối thiểu của Nhà nước qui định.

Mức này là rất thấp so với mất mát của gia đình cháu bé. Nó chỉ tương đương vài chục triệu đồng. Vấn đề quan trọng là thiện chí của ngân hàng như thế nào?

Lắp đặt ATM, nên có điều kiện về an toàn điện

PV: Thưa ông, với mức dò trên 50V tại ATM, các ngân hàng đã cung cấp một dịch vụ không an toàn, có nguy cơ xâm phạm tính mạng khách hàng thì bị xử lý như thế nào?

Mô tả ảnh.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (ảnh: Phạm Huyền)
LS Nguyễn Hoàng Hải: Theo tôi biết, hiện nay, chưa có một quy chuẩn nào về lắp đặt các cây ATM cả. Nơi đặt “âm” trong tường, nơi lại đặt ngòai trời, nơi có buồng, nơi lại không.

Nhà nước cần phải ban hành sớm qui chuẩn về lắp đặt ATM, nếu không đạt tiêu chuẩn, qui chuẩn, không đảm bảo an toàn thì sẽ không được lắp đặt, vận hành. Nếu vi phạm thì phải có chế tài xử phạt như xử phạt các vi phạm hành chính.

LS Nguyễn Văn Hậu: Giống như khi xây dựng cây xăng dầu, đều phải tuân theo quy định về phòng chống cháy nổ. Tương tự, với cây ATM của ngành ngân hàng, cũng phải có chứng nhận an toàn về điện.

Tôi cũng cho rằng, ngòai việc cần có một tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn cho ATM, thì phải có điều kiện chứng nhận đảm bảo an toàn điện của đơn vị điện lực giám sát, thẩm định. Ngân hàng nào muốn mở cây ATM phải có chứng nhận về của điện lực mới được mở.

Tới thời điểm này, xảy ra hiện tượng dò điện nguy hiểm, Hà Nội phát hiện 182 cây ATM, Đà Nẵng phát hiện 13 cây ATM, TP HCM phát hiện 132 cây ATM.

Điện năng bị dò ở ATM có thể tăng lên

Con số này chưa phải là cuối cùng vì vẫn còn nhiều ngân hàng chưa liên hệ với chúng tôi để kiểm tra hệ thống ATM.

Những cây ATM dò trên 50V, chúng tôi đã yêu cầu ngân hàng ngừng cấp điện, khắc phục sửa chữa. Tuy nhiên, các cây ATM đã bị dò điện dưới 50V thì cũng sẽ có nguy cơ sau này, dò điện tới trên 50V. Vì khi không đấu nối đúng kỹ thuật điện, trong quá trình sử dụng, cây ATM đó có nguy cơ mát điện nặng hơn".

  • Ông Tạ Văn Minh, Trưởng Ban An toàn điện, Tổng công ty điện lực Hà Nội

Các ngân hàng có thể bị xử phạt vi phạm về điện lực

Ở đây, chúng ta có lỗ hổng về pháp lý, đáng lẽ, các công trình sử dụng điện ở nơi công cộng như ATM thì phải có chứng nhận an tòan điện do cơ quan chức năng cấp.

Theo qui phạm trang bị điện, các thiết bị điện vỏ bằng kim loại phải được nối đất, để đảm bảo, nếu bị dò điện, không bị chạm mát. Nhưng vừa qua, việc lắp đặt ATM đã sai về nối đất. Chủ đầu tư là ngân hàng phải chịu trách nhiệm.

Đây có thể coi là một vi phạm trong lĩnh vực điện lực và có thể bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực. Và nếu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy tố trước pháp luật.

  • Ông Đàm Tiến Thắng, Trưởng Phòng Quản lý điện năng, Sở Công Thương Hà Nội


  • Phạm Huyền (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,