221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1273579
Cách máy bay FedEx vọt lên "tránh" ô tô tại Nội Bài
1
Article
null
Cách máy bay FedEx vọt lên 'tránh' ô tô tại Nội Bài
,

Khi gần xuống đường băng, phi công bật đèn pha và phát hiện trên đường băng còn một chiếc ôtô nên lập tức phải bay vọt lên. Thảm hoạ đã được tránh trong tích tắc.

>>> Máy bay suýt ’đè’ ôtô: Kiểm soát không lưu chểnh mảng?/ Sân bay Nội Bài: Máy bay suýt đè lên ô tô

Sự cố xảy ra cho chuyến bay FX 5153 CAN-HAN của hãng FedEx xảy ra ngày 23.3 tại sân bay Nội Bài cho thấy tai nạn hàng không có thể xảy ra bất cứ ở đâu, nếu những người có trách nhiệm về an toàn của các chuyến bay lại lơ là trong công việc.

bay
Máy bay của FedEx suýt đâm phải ô tô tại đường băng sân bay Nội Bài (ảnh chỉ mang tính minh hoạ).

Những công việc: điều khiển bay, kiểm soát không lưu, hướng dẫn cất cánh, hạ cánh trên đường băng… tất cả đều là những công việc đòi hỏi sự tỉnh táo, tập trung, chấp hành quy định rất nghiêm ngặt. Nhưng với những gì xảy ra cho chuyến bay FX 5153 cho thấy, tai nạn chết người hoàn toàn có thể xảy ra nếu người ta vẫn chưa nhận thức đầy đủ tính chất nghiêm trọng của sự việc.

Như các báo đã đưa, rạng sáng 23.3, chuyến bay FX 5153 của hãng FedEx khi hạ cánh xuống sân bay Nội Bài thiếu chút nữa đã chồm lên chiếc xe ôtô đang làm vệ sinh đường băng. Lỗi không thuộc tổ lái do khi cách đường băng 18km, phi công đã liên lạc với đài kiểm soát không lưu Nội Bài và nhận được thông báo: an toàn để hạ cánh. Nhưng khi gần xuống đường băng, phi công bật đèn pha và phát hiện trên đường băng còn một chiếc ôtô nên lập tức phải bay vọt lên. Thảm hoạ đã được tránh trong tích tắc. Sau đó, đã có hai nhân viên kiểm soát không lưu thuộc công ty Bảo đảm hoạt động bay miền Bắc, một nhân viên lái xe thuộc công ty Dịch vụ kỹ thuật, tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc bị tạm giữ giấy phép. Tuy nhiên, những báo cáo của các công ty này đã cho thấy họ chưa nhận thức được mức độ nghiêm trọng của sai phạm mà các nhân viên của họ gây ra.

Theo đánh giá của cục Hàng không Việt Nam, đây là “sự cố uy hiếp nghiêm trọng an toàn hàng không”, kíp trực điều hành bay đã “thiếu tập trung, lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong khi thực hiện nhiệm vụ, thực hiện không đúng quy trình tác nghiệp về điều hành bay”… Thế nhưng các báo cáo về vụ việc trên của cảng vụ Hàng không miền Bắc và các doanh nghiệp hàng không liên quan “còn sơ sài, chưa cầu thị, chưa nhận thức đủ tính chất nghiêm trọng của sự việc”, một báo cáo của cục Hàng không viết. Theo báo cáo này, kíp trực điều hành bay đã vi phạm các quy tắc, quy định về điều hành bay. Các đơn vị trực thuộc tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam và tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc chưa thực hiện các quy định về phối hợp hiệp đồng đối với các hoạt động liên quan đến việc khai tắc đường cất, hạ cánh. Đến khi vụ việc đã xảy ra, theo đánh giá của cục Hàng không Việt Nam, các bên liên quan chưa tuân thủ quy định về báo cáo sự cố máy bay; cảng vụ Hàng không miền Bắc còn chậm trễ báo cáo vụ việc. Các cá nhân có liên quan trực tiếp đến sự việc: nhân viên không lưu, lái xe, phụ xe đã “vi phạm nghiêm trọng quy định về báo cáo sự cố, trốn tránh trách nhiệm”.

Trước vụ việc này, cũng đã có một số sự việc khác cho thấy thái độ, cách làm việc để đảm bảo an toàn bay ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn chưa nghiêm túc. Đầu năm nay, cục Hàng không Việt Nam cũng đã điều tra, kết luận hãng hàng không Jetstar Pacific có nhiều lỗi vi phạm về tổ chức bảo dưỡng máy bay, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn bay như: bảo dưỡng không đúng quy trình được hướng dẫn; nhiều hỏng hóc được phát hiện không ghi vào hồ sơ, không có nhân viên kỹ thuật đủ thẩm quyền để sửa chữa hỏng hóc…

Không xảy ra tai nạn là mong muốn của tất cả mọi người. Nhưng nếu đã xảy ra sai phạm mà những người gây ra lại trốn tránh, không nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình như trong vụ việc xảy ra với máy bay của FedEx thì đó chính là nguy cơ mất an toàn cho các chuyến bay về sau.

Giả sử vào hôm đó, phi công không kịp phát hiện chiếc ôtô trên đường băng, máy bay đó là máy bay chở khách chứ không phải chở hàng… thì có thể đã xảy ra một vụ tai nạn nghiêm trọng, gây thương vong lớn. Cho nên, nếu những cán bộ, nhân viên kiểm soát không lưu, điều hành bay vi phạm quy định nhưng lại cố tình chối bỏ trách nhiệm thì có lẽ mức xử lý không nên chỉ là “nghiêm túc kiểm điểm” như cục Hàng không Việt Nam đề nghị.

(Theo SGTT)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,