221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1234579
Bài 6: Hàng Việt không thể ỷ mãi vào "bà đỡ"
0
Article
null
Bài 6: Hàng Việt không thể ỷ mãi vào 'bà đỡ'
,

 - Nếu có nơi nào chứng kiến sự trưởng thành của hàng Việt rõ ràng nhất thì đó chính là các siêu thị. Khác với sự áp đảo tuyệt đối của hàng ngoại nhập những ngày đầu mới vào Việt Nam, ngày nay tỷ lệ hàng Việt trong các siêu thị đã lên tới 70-90%.

“Đổi ngôi"nhờ chất lượng

CPC2.jpg
Siêu thị là nơi chứng kiến sự trưởng thành của hàng nội. 
Ảnh: Phan Hùng

Hơn chục năm trước, siêu thị đầu tiên mở ở tầng 2 chợ Hôm với diện tích nhỏ xíu chật ních hàng ngoại. 

Nhưng ngày nay, sự áp đảo của hàng Việt đã trở thành mẫu số chung của các nhà bán lẻ bất kể nội hay ngoại.

Không hề có sự o bế hay ưu tiên nào riêng cho hàng Việt.

Ông Lý Thái Dũng, Phó Tổng Giám đốc Big C Thăng Long - siêu thị có 100% vốn nước ngoài cho biết việc hàng Việt chiếm 90% đầu mục hàng hóa đang được bày bán tại Big C là kết quả nỗ lực nhiều năm của các nhà sản xuất nội.

Tôi thấy sự trưởng thành của các doanh nghiệp Việt Nam rõ rệt qua các năm. Không chỉ cạnh tranh về giá, hàng Việt nay đã chú trọng đến độ ổn định của chất lượng sản phẩm và tăng sự bắt mắt cho mẫu mã, bao bì.

Chẳng hạn, ở mặt hàng bánh kẹo, Kinh đô, Bibica, Hữu Nghị, Hải Hà… đã đẩy lùi bánh kẹo Pháp, Malaysia, Thái Lan khỏi kệ từ mấy năm trước”, ông Dũng nhận xét.

Chia sẻ góc nhìn của người đã đồng hành cùng hàng nội từ thời bao cấp, ông Trần Mạnh Cảnh, Phó Tổng Giám đốc Hapro thừa nhận, hàng Việt đã có bước tiến dài từ chất lượng đến mẫu mã.

Do vậy, một cách tự nhiên, tỷ trọng hàng nhập trong chuỗi siêu thị Hapro thu hẹp lại dần và nay chỉ 10-15%, chủ yếu để tăng sự đa dạng chọn lựa cho người tiêu dùng.

Đây cũng là tỷ trọng chung ở hầu hết các siêu thị khác bởi theo ông Dũng “về cơ bản, hàng Việt đã áp đảo ở mọi nhóm hàng từ thực phẩm đến điện máy”.

Không chỉ tự nâng cấp về chất lượng, giá cả và mẫu mã, hàng Việt còn chiếm ưu thế nhờ đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Nhờ đó, không ít mặt hàng trước phải nhập khẩu hoàn toàn nay đã được thay thế hoàn toàn bằng hàng nội địa.

Người Việt giờ không chấp nhận hàng hóa kém về chất lượng hay hình thức dù giá có thấp nhất. Chiều được họ chứng tỏ hàng trong nước đã tiến bộ rất nhiều, đây là tín hiệu tốt của sản xuất nội địa”, bà Trần Thúy Liên, Phó Giám đốc Thương Xá Tax nhận định.

Thậm chí, trong thời buổi chi tiêu phải “nhòm ngó” túi tiền, hàng Việt còn là lực kéo doanh thu cho nhà bán lẻ.

Tỷ lệ hàng nội trong Thương xá Tax vẫn vào khoảng 70% nhưng tôi quan sát thấy từ đầu năm đến giờ doanh thu từ hàng nội vượt trội so với hàng ngoại, cụ thể siêu thị tăng 30% còn các shop kinh doanh riêng lẻ tăng tới 50%.

Những mặt hàng được chuộng thường là hàng Việt Nam chất lượng cao, thành ra, kinh tế suy giảm nhưng nhờ hàng Việt bán tốt mà doanh số bán hàng vẫn đảm bảo”, bà Liên cho biết.

"Bóng” trong chân nhà sản xuất Việt

KH.jpg
Siêu thị có thể làm "bà đỡ" cho hàng nội, nhưng giành "tình yêu hàng nội" từ người tiêu dùng là do nhà sản xuất Việt. (Ảnh: Phan Hùng)

Ngoài nỗ lực bản thân, hàng Việt đang có một điểm xuất phát rất tốt. Đó là sự ủng hộ mạnh mẽ từ… túi tiền người tiêu dùng do kinh tế suy giảm đến chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Cụ thể, ngay trong tháng 9/2009 này, hàng loạt các sự kiện giảm giá, khuyến mãi, ngày hội hàng Việt đã và đang được hầu hết các siêu thị đồng loạt tiến hành.

Những chương trình như “Tự hào hàng Việt” của hệ thống Co.opmart, “tháng khuyến mãi” của Big C, khuyến mãi “lớn chưa từng có” của Thương xá Tax… liên tục được các siêu thị quảng bá.

Song song đó là những chuyến đưa hàng Việt về nông thôn, bán hàng lưu động… do các địa phương tiến hành đã và đang góp phần tạo ra một làn sóng tiêu dùng hàng nội.

Quan trọng hơn các hoạt động bề nổi rầm rộ đó, hàng Việt đã có được sự cam kết từ một số nhà bán lẻ lớn như Big C, Saigon Co.op Mart… như dành những vị trí trưng bày tốt nhất cho các sản phẩm nội địa, ưu tiên hàng Việt trong chính sách nhập hàng…

Rõ ràng, hàng Việt đang có được những “bà đỡ” tốt nhất để vượt hẳn lên giành vị trí thống lĩnh trong tâm trí người tiêu dùng song các nhà bán lẻ đều cho rằng tỷ trọng hàng nội trên kệ lên hay xuống phụ thuộc chính vào nỗ lực của nhà sản xuất.

Chúng tôi đang triển khai, ủng hộ hết sức cho cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt nhưng không quyết định được tình yêu hàng nội của người tiêu dùng”, bà Liên kết luận.

Chia sẻ quan điểm đó, ông Cảnh cho rằng, “ủng hộ hàng Việt là việc cần làm nhưng không có nghĩa là bao biện cho sản xuất trong nước mãi vì nếu họ không chịu cải tiến mẫu mã, không chịu cạnh tranh thì chính người tiêu dùng sẽ quay lưng với họ”.

Như vậy, dù doanh nghiệp bán lẻ nào cũng sẵn sàng làm “bà đỡ” cho hàng nội nhưng nếu doanh nghiệp chỉ “ăn xổi” lợi ích trước mắt từ cuộc vận động này thì khó kỳ vọng vào sự ủng hộ lâu bền.

Bởi xét cho cùng nhà bán lẻ không thể quyết định thay cho người tiêu dùng nếu hàng Việt không xứng đáng túi tiền.

  • Phan Hùng 

Hàng Việt và hành trình giành lại thị trường nội địa 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));