221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1198332
Vụ náo loạn "chợ" OTC: Bên mua cam kết trả tiền
1
Article
null
Vụ náo loạn 'chợ' OTC: Bên mua cam kết trả tiền
,

Vụ lộn xộn liên quan tới giao dịch 1,5 triệu cổ phiếu Ngân hàng Quân đội (MB) gần đi đến hồi kết, khi bên mua hứa trả hết nợ và đền bù do chậm thanh toán.

 

 

Bên mua  trả tiền và chấp nhận đền bù do chậm thanh toán.
Bà Phạm Thị Tỷ, Giám đốc Tài chính Ngân hàng Quân đội, cho biết, đến 10h sáng nay, nhà đầu tư chốt giá mua 1,52 triệu cổ phiếu OTC của ngân hàng này đã giao đủ tiền để nhà băng chuyển lại cho các môi giới và người bán. “Dự kiến đến cuối giờ chiều nay, toàn bộ nhà đầu tư bán cổ phiếu sẽ nhận đủ tiền, và 1,5 triệu cổ phiếu cũng được hủy phong tỏa”, Giám đốc Tài chính MB cho hay. MB đã đứng ra hỗ trợ thu xếp vụ việc này dù không liên quan trực tiếp, để đảm bảo quyền lợi của cổ đông, bà Tỷ cho biết thêm.

 

Người mua cổ phiếu này cũng cam kết trả 10 triệu đồng cho mỗi lô (tương đương 10.000 cổ phiếu) cho bên bán, nhằm đền bù việc chậm thanh toán. Thông thường, với các giao dịch OTC, nhà đầu tư chuyển cổ phiếu và tiền mặt ngay sau khi giao dịch được thực hiện.

 

Theo nhận định của đại diện MB, vụ việc gây hỗn loạn thị trường OTC Hà Nội trong mấy ngày qua có nguyên nhân là bên mua không kịp thu xếp tiền, chứ không có ý định trốn tránh nghĩa vụ thanh toán. Dự kiến đến thứ hai tuần tới (ngày 11/5), số cổ phiếu được giao dịch trong vụ việc này sẽ được đưa vào giao dịch trở lại.

 

Sự việc gây xôn xao thị trường OTC này diễn ra tối 5/5, khi một nhà đầu tư mua 1,52 triệu cổ phiếu của MB nhưng không thể thanh toán ngay sau khi cổ phiếu được chuyển về tài khoản. Đến sáng hôm sau, các môi giới và bên bán cũng chưa nhận được tiền, nên đã đề nghị MB phong tỏa số cổ phiếu và đưa vụ việc lên cơ quan điều tra.

 

Trước vụ hôm 5/5, nhà đầu tư này cũng từng mua cổ phiếu mà không thể thanh toán, với giá trị giao dịch khoảng 9 tỷ đồng. Vụ việc sau đó cũng được thu xếp, khi bên mua mất vài ngày để thanh toán cho các môi giới và người bán.

 

Hiện giao dịch trên thị trường OTC tự phát được thực hiện bởi các môi giới, không thông qua hợp đồng hay tiền đặt cọc, mà chỉ dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau. Nhà đầu tư làm thủ tục sang tên cổ phiếu, còn việc chi trả do bên mua và bán tự thỏa thuận với nhau. Cổ phiếu được liên tiếp bán qua nhiều nấc và bên mua - bán không cần giao tiền qua các bước này. Chỉ đến khi người mua cuối cùng chốt giá, tiền mới được giao cho môi giới để chuyển lại cho những người bán trước đó.

 

Ngoài hình thức này, nhà đầu tư có thể giao dịch thông qua bộ phận môi giới OTC ở các công ty chứng khoán hoặc sử dụng hình thức ủy nhiệm chi tại ngân hàng như MB và một vài nhà băng khác đang thực hiện. Trong đó, nhà đầu tư mở tài khoản tại ngân hàng. Khi giao dịch được thực hiện, tiền và cổ phiếu cùng được chuyển qua tài khoản của nhà đầu tư. Song 2 hình thức giao dịch an toàn hơn này vẫn không được nhiều người lựa chọn.

 

Khoảng nửa tháng trước, một vụ vỡ nợ OTC đã xảy ra tại Công ty chứng khoán Đông Dương (DDS), TP.HCM. Do dự đoán sai biến động của cổ phiếu MB, một môi giới đã biến mất cùng số nợ ước tính 30 tỷ đồng. Trên thị trường OTC, hiện phần lớn nhà đầu tư giao dịch MB, cổ phiếu được đánh giá là có tính thanh khoản cao nhất.

 

(Theo VNE)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>