221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1172512
Chưa đơn vị nào dám mời Kiểm toán Nhà nước "vào cuộc"
1
Article
null
Chưa đơn vị nào dám mời Kiểm toán Nhà nước 'vào cuộc'
,

- Ba năm kể từ khi Luật Kiểm toán có hiệu lực, đến nay, Kiểm toán Nhà nước vẫn chưa nhận được một đơn hàng, yêu cầu nào từ phía hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp, GS.TS Vương Đình Huệ, Tổng KTNN, nhận xét.

Bên lề Hội thảo về nâng cao hiệu quả hoạt động giữa cơ quan Kiểm toán Nhà nước với HĐND, UBND các cấp, diễn ra tại Hà Nội ngày 5/3, GS.TS Vương Đình Huệ cho rằng:

GS.TS Vương Đình Huệ
- Luật Kiểm toán có quy định chương trình, kế hoạch kiểm toán hàng năm, và Tổng KTNN là người quyết định.

Ngoài ra, Tổng KTNN cũng phải thực hiện những yêu cầu kiểm toán do QH, Ủy ban Thường vụ QH, Chính phủ và Thủ tướng yêu cầu, đồng thời, xem xét thực hiện những yêu cầu kiểm toán từ thường trực HĐND và UBND các tỉnh, vì ngân sách ta là ngân sách lồng ghép.

Trên thực tế, rất tiếc là khi Luật đã có hiệu lực 3 năm nay, KTNN vẫn chưa nhận được một đơn hàng, đề nghị bằng văn bản nào từ phía HĐND các cấp.

Việc đề nghị này không bắt buộc KTNN phải làm, bởi nếu 63 tỉnh, thành đều có yêu cầu thì chúng tôi cũng không thể đáp ứng được. Nhưng nếu có, trừ trường hợp bất khả kháng, KTNN sẽ xem xét yêu cầu bức thiết nhất.

Cũng cần thấy rõ rằng, HĐND đã có những yêu cầu cụ thể đến các đoàn khảo sát trước khi lập kế hoạch kiểm toán, khuyến cáo lĩnh vực nào mà địa phương cần tăng cường giám sát, những vấn đề nổi cộm mà báo chí quan tâm...

Tuy nhiên, những đề nghị chính thức bằng văn bản, một cách chủ động từ HĐND cấp tỉnh thì đến nay chưa có.

Khen ít, chê nhiều

- Dường như báo cáo KTNN thời gian qua thường hay nặng về phát hiện sai phạm hơn là đánh giá tính trung thực, khách quan, ít chú trọng phát hiện cái mới để phát huy?

- Đúng là KTNN lâu nay có tình trạng khen ít, chê nhiều - đây là khâu cũng phải xem xét. Do vậy, công cụ kiểm toán không chỉ phát hiện gian lận, mà quan trọng là qua đó Kiểm toán phải đưa ra đánh giá để có giải pháp, sao cho mọi việc ngày càng tốt đẹp hơn. Đó chính là chân lý của kiểm toán.

HĐND hầu như xuất hiện với tư cách là đối tượng bị kiểm toán nhiều hơn với tư cách là cơ quan quản lý ngân sách ở địa phương. HĐND có thể và cần phải tranh thủ khi KTNN đến với địa phương mình.

HĐND các cấp ở địa phương vẫn chưa chủ động chuẩn bị những nội dung cần đề xuất với KTNN, giúp HĐND đánh giá thực trạng quản lý tài chính - ngân sách ở địa phương, chỉ ra những điểm yếu.

(TS. Lê Văn Hoạt, Ủy viên thường trực, Trưởng Ban Kinh tế - ngân sách HĐND TP. Hà Nội).

Thứ hai, trình độ cán bộ kiểm toán viên phải đáp ứng được việc này. Hiện một số cán bộ kiểm toán viên khi phân tích, đánh giá vĩ mô vẫn còn những hạn chế, khâu kiểm toán tổng hợp chưa đến nơi đến chốn, như kiểm toán tại các cơ quan Tài chính, Kho bạc, Thuế, KH-ĐT… để trên cơ sở đó, đánh giá được rất nhiều chính sách, điều hành ngân sách cấp tỉnh.

Do vậy, tại một số HĐND hoặc UBND cấp tỉnh, do kiểm toán còn quá nặng vào các đơn vị sử dụng ngân sách nên chưa thấy hết tác dụng và hiệu quả của kiểm toán tổng quan.

Tôi đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, KTNN phải đánh giá hai mặt: mặt tốt, ưu điểm để cho các đơn vị kiểm toán phát huy, song song đó chỉ rõ sai phạm. Sai phạm đó trưước hết cũng là phục vụ lợi ích của chính đơn vị được kiểm toán.

Tuy nhiên, theo thói quen nghề nghiệp, anh kiểm toán viên mới chú trọng những sai phạm mà chưa có những thời lượng thích đáng để đánh giá những mặt tích cực.

Sẽ có kiến nghị sát thực, đúng địa chỉ

- Năm 2008, Kiểm toán Nhà nước có văn bản báo cáo kiểm toán gửi về các địa phương, vậy địa phương đã phối hợp xử lý vấn đề này như thế nào, thưa ông?

- Trước đây, khi phát hành báo cáo kiểm toán, KTNN có văn bản phát hành kèm theo một báo cáo kiểm toán đầy đủ gửi xuống các đơn vị được kiểm toán. Tuy nhiên, do kiểm toán thường là quy mô rất lớn và báo cáo được chuyển đến bộ phận chuyên môn, chứ lãnh đạo cấp cao ở địa phương ít biết đến.

Chính vì vậy, từ khi có Luật Kiểm toán chúng tôi đã cải tiến khâu này. Tức là, cùng với việc gửi báo cáo kiểm toán, KTNN có một công văn riêng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành TƯ thông báo tóm tắt các kết luận kiến nghị kiểm toán và kiến nghị Chủ tịch tỉnh chỉ đạo, giải quyết các vấn đề cụ thể ghi trong báo cáo kiểm toán.

Tới đây, chúng tôi sẽ gửi cả báo cáo đó cho Chủ tịch HĐND tỉnh, thành.

Công bố kết quả kiểm toán Đề án 112 (ảnh VNN)

Khi có những văn bản như vậy, việc phối hợp giữa KTNN với HĐND, UBND các cấp trong việc thực hiện các kết luận kiểm toán có tiến bộ rất rõ rệt, nhất là các kiến nghị tăng thu, giảm chi NSNN, xử lý các vấn đề tồn đọng về tài chính.

Tuy nhiên, việc xử lý sai phạm và trách nhiệm của một số cán bộ, tổ chức và cá nhân trong quá trình kiểm toán thì rõ ràng là cần nỗ lực hơn, ở cả hai phía.

- Như ông nói thì cái gì cũng cần sự nỗ lực từ hai phía, có mặt nọ mặt kia, vậy điểm nút cần tháo gỡ là gì?

- Điểm nút ở đây chính là trách nhiệm của người đứng đầu, bao gồm cả đơn vị được kiểm toán. Chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra những kiến nghị kiểm toán cụ thể hơn, sát thực hơn, có địa chỉ.

Song, khi có những kết luận như thế, trách nhiệm chính và chủ yếu trong việc kiểm tra, xử lý sai phạm của các tổ chức cá nhân có liên quan là của người đứng đầu đơn vị được kiểm toán, đó là Chủ tịch tỉnh và thủ trưởng các đơn vị.

- Xin cảm ơn ông.

  • Hà Yên (ghi)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,