221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1041403
Tháo gỡ cho thị trường BĐS: Mấu chốt là nguồn vốn
1
Article
null
Tháo gỡ cho thị trường BĐS: Mấu chốt là nguồn vốn
,

 - Sự bế tắc của hai thị trường chứng khoán và BĐS hiện đều có một nguyên nhân giống nhau, đó là thiếu vốn. Giải quyết được vấn đề vốn, là giải tỏa được bế tắc.

Thiếu vốn, nhiều dự án phải bị đình trệ. Ảnh: Đặng Vỹ

Trước tình hình thị trường chứng khoán và BĐS khủng hoảng như hiện nay, ngoài một số nguyên nhân khách quan như vàng, dầu tăng giá, đôla giảm giá, thiên tai địch họa, biến cố chính trị thế giới… thì còn có một nguyên nhân mấu chốt từ chính sách quản lý của các cơ quan điều hành kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng bất ổn. 

Tại một hội thảo mới đây về “Thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán - Cơ hội và thách thức” do Tạp chí Bất động sản tổ chức, nhiều chuyên gia kinh tế trong 2 lĩnh vực này đã đưa ra những phân tích và đề xuất. 

Ông Nguyễn Văn Đực, Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, cho rằng thị trường bất động sản hôm nay như con thuyền có tới… 4 thuyền trưởng, là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, và ngân hàng, nhưng mỗi người lái về mỗi phía khiến cho thị trường BĐS bị mất phương hướng.

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cũng đồng tình rằng nguyên nhân chính của những khó khăn trì trệ hôm nay chính khởi thủy từ yếu kém của cơ quan quản lý.

Bế tắc vì thiếu vốn

Nếu không giải quyết được nguồn vốn, cơ hội sẽ thuộc về nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh: Hiệp hội BĐS TP.HCM 

Tiến sĩ Trần Minh Hoàng, một chuyên gia nghiên cứu về thị trường BĐS, cho rằng thị trường vẫn tốt, vẫn nguyên tính hấp dẫn, chỉ vì các giải pháp đưa ra khiến nó bị bế tắc.

Dân số đông và trẻ, kinh tế tăng cao, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng trưởng mạnh, sự thiếu hụt lớn về nhà ở đô thị… là những cơ sở để ông tin rằng nhu cầu về nhà ở vẫn còn rất lớn.

Đồng quan điểm này, một số chuyên gia kinh tế khác đều đưa ra nhận định, thị trường hôm nay bế tắc là do điều hành chứ không phải do nền kinh tế suy thoái. Trong đó, giải pháp về tài chính mà cụ thể là thắt chặt tiền tệ không chỉ khiến cho bất động sản, mà toàn bộ cuộc sống bị ảnh hưởng. Mà nguyên nhân thị trường bất động sản đóng băng là do thiếu nguồn tiền rót cho thị trường.

Tiến sĩ Đỗ Thị Loan, Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) dẫn chứng: từ trước đến nay thị trường chứng khoán và thị trường BĐS luôn đi ngược chiều nhau về sự tăng giảm. Thế nhưng mới đây, khi Nhà nước ban ra các biện pháp thắt chặt tiền tệ, là hai thị trường này cùng một hướng đi xuống.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa Kế toán - Tài chính ngân hàng Đại học Mở TP.HCM, nhận định, do các ngân hàng thương mại đã giải ngân cho lĩnh vực BĐS trong thời gian ngắn với một lượng vốn lớn. Chính vì vậy khi thắt chặt tiền tệ đột ngột dễ gây đổ vỡ thị trường, còn trước mắt sẽ là đóng băng.

Tìm vốn ở đâu?

Muốn giải thoát cho thị trường BĐS không có cách gì khác là Nhà nước xem xét lại chính sách mở cửa nguồn vốn. 

Tiến sĩ Đỗ Thị Loan cho rằng không nên đóng cửa với tất cả, mà nên xem xét, phân loại dự án. Dự án có hiệu quả nên khuyến khích hỗ trợ, cho vay.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Thuận hiến kế, các DN BĐS nên huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu kèm quyền mua BĐS. Một số DN đã thành công trong cách làm này.

Theo tiến sĩ Thuận, qua kênh phát hành trái phiếu loại này, các DN được lợi nhiều mặt, vừa huy động được lượng vốn lớn cho dự án với giá phải chăng, vừa tiêu thụ được sản phẩm nên hạn chế rủi ro trong đầu tư, vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Giáo sư Đặng Hùng Võ khuyên nên chú ý vào vốn của Nhà đầu tư nước ngoài, ngân hàng nước ngoài, các khoản tiền nhàn rỗi.

Một trong những giải pháp mang tính “pháp lý” mà luật sư Trương Thị Hòa nêu ra là cần có luật tài chính bất động sản. Theo vị luật sư này, sở dĩ lâu nay thị trường BĐS bị điều khiển loạng choạng là do thiếu một quy định, một nguyên tắc. Chính vì thiếu nguyên tắc nên cơ quan quản lý vẫn cứ tùy ý muốn cho vay thì vay, cho ngưng thì ngưng, khiến thị trường lúc nóng lúc lạnh.

Luật sư Hòa nói rằng những quy định pháp luật về tài chính trong lĩnh vực BĐS không thiếu, nhưng  tản mát trong các bộ luật khác như Luật Kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở, Luật Đất đai, các nghị định, thông tư… Cần phải tập trung lại và thống nhất thành nguyên tắc. Luật sư cho rằng cần có quy định về quyền đối với tín dụng BĐS, chứ không thể dùng quyền và mệnh lệnh như lâu nay, nóng là giải pháp này, lạnh là giải pháp kia, hoặc ngân hàng cho thì được vay, không cho thì chịu chết như hiện tại.

"Nếu không giải quyết được vấn đề vốn, cứ để thị trường đóng băng như thế này, thì đây là cơ hội cho các tập đoàn, các quỹ đầu tư nước ngoài. Họ vào kinh doanh, và ta sẽ thuê lại dịch vụ của họ" - Tiến sĩ Đỗ Thị Loan nói.

  • Đặng Vỹ

    Ý kiến bạn đọc:

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,