(VietNamNet) - Đây là nhận định của Bộ Thương mại đưa ra trong bản Báo cáo Thương mai điện tử 2004 vừa mới được công bố.
Theo Bộ Thương mại, đến nay, vai trò quản lý nhà nước về thương mại điện tử vẫn chưa được thể hiện nổi bật. Nước ta chưa có các văn bản pháp quy cũng như chiến lược dài hạn, kế hoạch trung hạn về thương mại điện tử, chưa có chính sách cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp.
Các dịch vụ công hỗ trợ cho thương mại điện tử, do các cơ quan nhà nước cung cấp cũng mới dừng ở mức kế hoạch hay triển khai thí điểm. Ngay cả việc thống kê về thương mại điện tử có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nhưng cho tới hết năm 2004 Nhà nước vẫn hầu như chưa triển khai công tác này.
Năm 2004, các cơ quan nhà nước tuy đã tích cực xây dựng nhiều dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nhằm nhanh chóng tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi, đồng bộ và phù hợp với các quy định quốc tế. Tuy nhiên, tất cả đều trong giai đoạn chuẩn bị và vẫn chưa có văn bản pháp quy nào được ban hành, đi vào cuộc sống để tạo ra những thay đổi môi trường pháp lý cho thương mại điện tử.
Báo cáo cũng cho biết, đến cuối năm 2004, tổng số website của các doanh nghiệp tại Việt Nam đã đạt tới con số 17.500. Đầu tư cho thương mại điện tử đã được các doanh nghiệp chú ý hơn và đã đạt hiệu quả khả quan. Các doanh nghiệp đã tập trung đầu tư nhiều hơn cho phần mềm, các dịch vụ tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ và hiện đại hoá phần cứng. Nhiều doanh nghiệp tự đánh giá có thể hoàn vốn đầu tư cho thương mại điện tử trong vòng hai năm. Nguồn nhân lực đã bắt đầu hình thành, nhưng đa số
Vì vây, Báo cáo đã kiến nghị Nhà nước cần sớm hoàn thiện các chiến lược phát triển, văn bản pháp lý về thương mại điện tử. Đồng thời đề nghị có những hỗ trợ đối cho doanh nghiệp về chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực cho phát triển thương mại điện tử.
Báo cáo về thương mại điện tử là báo cáo thường niên do Bộ Thương mại tiến hành nhằm điều tra để cung cấp thông tin về tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Hiện tại,
-
Nguyên Phong