221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
553350
Chuyện làm ăn của những nhà kinh doanh trẻ
1
Article
null
Chuyện làm ăn của những nhà kinh doanh trẻ
,

(VietNamNet) - Đó là những con người bằng chính ý chí của bản thân, với tinh thần nỗ lực không ngừng, đã tay trắng dựng nên cơ nghiệp. Trong ngày lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Hội DN trẻ TP.HCM vào 13/12 tới đây, sẽ có 10 trong số 300 gương mặt rất trẻ bước lên bục nhận phần thưởng cho quá trình nỗ lực của mình, danh hiệu “Nhà doanh nghiệp trẻ xuất sắc của TP.HCM”.

VietNamNet giới thiệu cùng các bạn trẻ đang trên đường mưu sinh lập nghiệp hôm nay một số gương mặt trong số họ.

Soạn: AM 216284 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Lâm Trọng Sơn.

Lâm Trọng Sơn - Tổng giám đốc Công ty TNHH GOSACO: Tự mày mò tìm công nghệ chế biến gỗ cao cấp!

Trong khi làm việc ở các công trình xây dựng, kỹ sư Lâm Trọng Sơn phát hiện gỗ xây dựng kém phẩm chất, hay bị cong vênh. Anh lấy những vụn gỗ ván tạp đem về mày mò sấy, gia công. Các loại gỗ tạp qua anh xử lý, đã được gia tăng độ bền chắc, không kém loại gỗ tốt được yêu chuộng. Vài lần thất bại, sau 3 năm sản phẩm của anh được các nhà thầu đưa vào sử dụng. Trong những lần đi rừng, thấy những cành cây nhỏ sau khi khai thác gỗ lớn, còn lại vương vãi, anh khai thác tận dụng, xẻ thành mảnh nhỏ làm ván sàn, xắt thành lát mỏng theo đường vân dán nền nhà. Số bỏ phí này bằng 30% lượng gỗ rừng khai thác.

Hiện nay một sản phẩm của GOSACO đang được yêu chuộng và nhiều khách hàng thế giới chờ đợi đặt hàng, là loại “gạch” lát nền bằng gỗ dán trên đá granite, gọi là gạch gỗ Gosa. Thấy gỗ ngày càng hiếm, kỹ sư Lâm Trọng Sơn thử nghiệm xẻ gỗ lát mỏng, dán trên đá granite. Sản phẩm của anh có lượng gỗ chỉ bằng 1/50 độ dày của ván sàn, bề mặt chống được thấm, trầy xước, không khác gì mặt gạch men! Gỗ vẫn giữ được đường vân, màu tự nhiên, lại thêm những đường nét hoa văn, họa tiết tài hoa sang trọng đã chiếm lĩnh được trọn vẹn tình cảm của khách hàng. Giá sản phẩm cũng chỉ 260.000 đồng/m2, không đắt hơn gạch men. Sản phẩm của anh đã được đăng ký độc quyền sáng chế tại Cục Sở hữu công nghiệp Việt Nam và 5 khu vực thị trường lớn trên thế giới là châu Âu, Mỹ, Nhật, Trung Quốc và Trung Đông.

Soạn: AM 216292 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Sản phẩm gạch gỗ Gosa của Sơn.

Kể thì ngắn gọn nhưng để đạt được thành quả này, anh đã mất tổng cộng 15 năm trời tự mày mò nghiên cứu, tốn không biết bao nhiêu tiền bạc, thời gian, tâm sức. Khó khăn nhất là những sản phẩm của anh được làm ra bằng công nghệ mà trước nay ở Việt Nam và thế giới chưa có, nên tất cả mọi thứ nguyên vật liệu, dụng cụ đều phải tự chế tạo. Chẳng hạn keo dán gỗ lên đá phải tự mày mò nghiên cứu chế biến, cũng có thể xem đã là một sáng chế; máy cắt gỗ thành hàng trăm loại mảnh có kích thước, kiểu dáng khác nhau cũng phải tự tạo.

Lần tham dự hội chợ tại Đan Mạch, sản phẩm của anh đã gây ngạc nhiên với nhiều khách tham quan, hàng chục hợp đồng đã được ký kết. Trong khi đó dây chuyền sản xuất hiện tại của anh chỉ đạt công suất 3.000m2/tháng, nên anh đã không dám nhận nhiều hợp đồng và phải hẹn khách hàng… chờ đợi! Hiện tại, anh đã ký hợp đồng lô hàng sang Mỹ. Trên thế giới chưa có công nghệ làm gạch này, nên không có dây chuyền máy móc chế biến. Anh đang tiếp tục mày mò hoàn thiện nâng công suất dây chuyền tự tạo của mình.

Nhiều năm qua, công ty của Sơn đã giải quyết việc làm hàng ngàn lao động ở các địa phương và 400 công nhân tại công ty. Công nhân của anh hầu hết là anh em bà con quê hương anh.

Soạn: AM 216318 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Thái Tấn Dũng.

Thái Tấn Dũng - Tổng giám đốc Công ty TNHH Ky Vy: “Cạnh tranh bán hàng ở từng góc phố!”

30 tuổi sinh con đầu lòng. Lần đầu tiên đi mua tã em bé, cảm xúc được làm cha chưa hết rạo rực, khi cầm tấm tã trên tay đã xen vào đó ý nghĩ kinh doanh: tã giấy đâu có gì quá xa vời, cao siêu về kỹ thuật, tại sao ta không sản xuất được mà phải nhập ngoại? Vậy là về sang lại xưởng dệt, gom tiền xây dựng nhà máy làm tã. Và đây là nhà máy sản xuất tã giấy đầu tiên của Việt Nam.

Tháng 7/2001 sản phẩm trình làng, thì đến cuối năm lọt vào danh sách hàng Việt Nam chất lượng cao. Tuy nhiên sau cái may mắn thành công, là bắt đầu những chuỗi khốc liệt vì cuộc cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của nước ngoài. Từ trước, hàng nước ngoài chỉ nhập, nhưng khi có nhà máy sản xuất của Ky Vy, liền ngay sau đó đối thủ cũng xây dựng nhà máy sản xuất tại VN. Ban đầu hàng của Ky Vy thấp hơn nước ngoài 1.000 đồng/đơn vị sản phẩm, nhưng ngay sau đó phía đối thủ hạ xuống thấp hơn Ky Vy 1.000 đồng. Thậm chí, đối thủ sẵn sàng cạnh tranh với hình thức chỉ cần điểm bán trưng bày hàng, là đã được trích tỷ lệ phần trăm. Tất cả mọi thứ, từ vốn liếng, kinh nghiệm, đến nhân lực đều thua đối phương, Dũng quyết định vừa chọn tìm những nơi đối thủ chưa có mặt để khai thác, một mặt tích cực tranh giành từng điểm bán, từng góc phố, bên cạnh đó liên tục nâng cao chất lượng để giành khách hàng. Còn đến giờ này thì chàng Tổng giám đốc 34 tuổi đã thở phào được chút ít, sản phẩm đã chiếm lên đến trên 40% thị phần. chưa dừng lại ở đó, anh đã xuất khẩu ngược sản phẩm của mình vào chính các nước đang đầu tư sản xuất tã giấy tại Việt Nam. Đến giờ này, tã giấy, khăn ướt của Ky Vy đã có mặt ở hầu hết các nước trong khu vực: Singapore, Malaysia, Indonesia, Philipin, Thái Lan, Campuchia, Đài Loan, sang cả tận Algeria…

Soạn: AM 216294 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Sản phẩm của Ky Vy.

Người Tổng giám đốc trẻ này có hai điều tâm nguyện: Trở thành DN lớn và chia sẻ thành quả với cộng đồng. Có lẽ vì vậy mà phần liệt kê danh sách loại hình hoạt động xã hội của anh là dài nhất, với trên 10 loại hình anh đã tham gia. Nắm trong tay một số tiền cũng không phải bé nhỏ, với 44 tỷ vốn đầu tư, 10 tháng đầu năm 2004 đã có doanh thu 76 tỷ, nhưng anh vẫn luôn trăn trở tiếp tục tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Một đặc điểm của Dũng là không bao giờ làm lại những gì người trước đã làm, hoặc nếu có làm thì vẫn phải mới hơn. Anh cho biết, năm 2005 sẽ tung ra hai loại sản phẩm, “không liên quan gì đến khăn tã”, sẽ đưa doanh số lên gấp đôi.

Dũng tỏ vẻ sốt ruột khi thấy cơ hội kinh doanh thì quá nhiều, mà mình thì vốn quá ít! Anh cho rằng, ngày nay cơ hội kinh doanh không thiếu, chỉ có điều không có sự nhạy bén để nhận ra mà thôi. Đất nước đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, là thời điểm cơ hội kinh doanh nhiều nhất, nếu lớp trẻ không nắm bắt được thì sẽ không có thời điểm tốt hơn.

Soạn: AM 216296 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Nguyễn Thị Ngọc Chúc.

Nguyễn Thị Ngọc Chúc - Tổng giám đốc Công ty TNHH Hoàng Quan: Năn nỉ bán từng ve keo lẻ.

Chị là gương mặt nữ duy nhất trong 10 gương mặt. Bắt đầu sự nghiệp của chị là bán lẻ hàng keo nhập ngoại tại chợ. Tuy nhiên, máu làm ăn kinh doanh lớn khiến chị không chấp nhận kiểu mua bán được chăng hay chớ tại chợ, mà lần dò tìm đến các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ. Không biết nhân viên kỹ thuật là ai, chị mua bao thuốc lá 555, san ra thành 4 bao, bỏ vào trong đó vài ngàn, cùng với chai keo và tờ giấy giới thiệu tính chất, công dụng do tự… viết tay, chị biếu cho bảo vệ, để bảo vệ chuyển chai keo đến bộ phận kỹ thuật. Được vài nơi sử dụng, vợ chồng chị mạnh dạn mày mò, nghiên cứu chế biến một số loại keo, chủ lực là keo 502 đang được ưa chuộng sử dụng phổ biến. Đem giới thiệu với các cơ sở chế biến gỗ trang trí nội thất, phần đông của người Đài Loan ở Bình Dương.

Tuy nhiên, các nhà doanh nghiệp người Đài Loan lúc này không tin người Việt Nam biết sử dụng keo, nên đã từ chối hàng của chị. Chị đã “ngồi lỳ” tại các cơ sở, năn nỉ chng nào khách chịu mua mới thôi. Lần đáng nhớ nhất là sau quá nhiều lần đeo bám thuyết phục, ông chủ người Đài Loan đành mua thử của chị 200 chai keo, hẹn vài tháng sau sẽ trả lời. Nhưng chỉ 3 ngày sau, ông gọi và yêu cầu cung cấp 1.000 chai và bảo là sẽ mua hàng thường xuyên. Chị nói rằng, bây giờ mỗi ngày bán từ vài chục đến cả trăm ngàn chai, nhưng cảm xúc bán 1.000 chai keo ngày ấy là cảm xúc sâu sắc nhất, vẫn còn mãi đến tận giờ. Hiện tại, công ty của chị đã có gần chục loại keo, đáp ứng tất cả các ngành nghề, vật liệu dùng keo dán khác nhau, chiếm phần lớn thị phần trong nước.

Soạn: AM 216298 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Một phân xưởng sản xuất keo.

Chị là trường hợp duy nhất đi khuyên khách hàng… đừng dùng keo 502 của mình! Keo 502 có tính độc, nhưng thói quen của người dân bất cứ việc gì cũng dùng keo này để dán, và người dân vùng nông thôn vẫn thường dán bình trà, chén quý sứt mẻ, là cực kỳ nguy hiểm! Có trường hợp chị đã cho tiền để người dân mua đồ vật mới thay thế. Và keo 502 cũng không phải đa tác dụng như mọi người vẫn nghĩ. Trong câu chuyện, chị nhắn gửi báo chí nhờ “nói giúp” để người tiêu dùng hạn chế sử dụng loại keo này!

Có một loại quỹ chị đã lập ra cho công nhân, gọi là “quỹ đen”. Tiền xây dựng quỹ trích từ phong trào tiết kiệm, từ phúc lợi, từ lãi công ty, kể cả từ tiền… phạt công nhân không đeo khẩu trang, không mặc đúng bảo hộ. Ngoài việc giải quyết các hoạt động công đoàn, quỹ này hỗ trợ tăng tiền lương của công nhân. Quan niệm của chị, trong công ty, vai trò chính không phải là người chủ, mà công nhân mới là người làm nên thành công.

Ngoài các hoạt động xã hội như mọi người khác, chị còn quyên góp cho một số chùa và nhà tình thương ở Gò Vấp. Những đợt rằm tháng 7, tháng 10 và ngày Tết, luôn luôn có chị ở những nơi này.

Soạn: AM 216302 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Nguyễn Thành Nhơn

Nguyễn Thành Nhơn - Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Nhơn Hữu: Làm công nghệ cho nông dân.

Nghiên cứu, hợp tác và kinh doanh trên 3 lĩnh vực: Công nghệ sinh học, công nghệ thiết bị điện, công nghệ phần mềm máy móc Hitachi, nhưng niềm đam mê hơn hết của chàng Tổng giám đốc 32 tuổi này lại tập trung vào môn… trồng nấm! Điều Nhơn quan tâm là những sản phẩm, phụ phế phẩm từ nông nghiệp thải ra rất nhiều và bị bỏ phí, trong khi đất nước lại nhập hàng của nước ngoài được sản xuất, chế biến từ những phế phẩm này! Tìm đọc sách báo, tài liệu, lên mạng internet, liên lạc với các nhà khoa học nước ngoài xin học hỏi kỹ thuật. Từ đó dự án sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu y tế hình thành. Hiện tại, Nhơn đã chuyển giao kỹ thuật trồng các loại nấm ăn cho bà con nông dân ở huyện Củ Chi và nhiều tỉnh trên cả nước, sản xuất thành công. Riêng tại Củ Chi, dự án của anh đã giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động. Công ty cung cấp miễn phí toàn bộ quy trình kỹ thuật, meo giống. Nấm được sản xuất bằng giàn treo, bà con nông dân vẫn tận dụng đất bên dưới để sản xuất. Giá của sản phẩm sản xuất ra cao hơn nhiều loại nông sản thông thưng. Công ty của Nhơn cũng đã trồng, sản xuất được các loại nấm dược liệu phục vụ cho ngành y tế, trong đó có cả nấm linh chi, một loại dược liệu quý.

Soạn: AM 216308 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Nấm sản xuất từ dự án công nghệ sinh học của Nhơn.

Dự án của Nhơn là quy trình công nghệ khép kín: phế phẩm sau khi thu hoạch nấm, loại xấu ủ làm phân hữu cơ bón cây, loại tốt đem nuôi trùn quế, chất thải của trùn làm phân. Trùn quế là đối tượng Nhơn đang nghiên cứu chế biến  làm thức ăn nuôi tôm. Loại trùn này lâu nay chỉ cho lợn ăn tươi, theo anh chưa phát huy hết tác dụng và giá trị.

Là cơ quan khoa học công nghệ, Nhơn đặc biệt quan tâm và coi trọng yếu tố con người. Ngoài giải quyết việc làm cho cả ngàn lao động ở nhiều nơi trong cả nước, công ty của anh với 32 nhân viên tại chỗ, có gần 100% có bằng cử nhân, thạc sĩ, nhiều người 3-4 bằng cử nhân. Ngoài việc trả lương cao, chăm sóc chu đáo trong quá trình làm việc, đóng đầy đủ các loại bảo hiểm, Nhơn còn mua bảo hiểm hưu trí của hãng Prudetial, với mức từ 50 triệu đến 200 triệu cho mỗi người. Với mức đóng bảo hiểm này, nhân viên của anh khi nghỉ hưu sẽ được trả mức lương bảo hiểm hàng tháng bằng mức lương đang hưởng. Nhân viên có nhu cầu học thêm, khi đem bằng cấp đạt được về, anh trả lại 100 chi phí học tập. Nhiều nhân viên của Sơn đưa đi học tập, đào tạo ở nước ngoài, thường xuyên hàng năm. Anh luôn khuyên nhân viên trẻ của mình, tập trung nâng cao tri thức, đó là cái gốc bền chắc làm nên thành công, không vì cái lợi trước mắt mà làm ăn kiểu phi vụ hay theo lối mòn. Theo anh, đã là tuổi trẻ thì phải tiên phong trong việc tìm tòi phương pháp, mô hình, cái mới và không sợ thất bại.

  • Bài và ảnh: Đặng Vỹ

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,