221
2122
Môi trường
moitruong
/khoahoc/moitruong/
682502
Phát triển kinh tế phải gắn với môi trường
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
Tiểu vùng Mê Kông:
Phát triển kinh tế phải gắn với môi trường
,

Tại diễn đàn Phát triển Mê Kông, Tokyo - Nhật Bản ngày 13/07/2005, WWF (World Widelife Fund - Quỹ Động vật Hoang dã Toàn cầu) cho rằng khối tư nhân đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển bền vững của tiểu vùng sông Mê Kông.

Soạn: AM 485531 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Những cánh rừng nhiệt đới ở vùng biên giới Lào và Việt Nam.

WWF đã kêu gọi các đại biểu của khối tư nhân tham gia Diễn đàn Phát triển Mê Kông (Mekong Development Forum - MDF) tổ chức vào trung tuần tháng 7 vừa qua cần khẳng định, họ có trách nhiệm trong việc bảo đảm phát triển kinh tế ở tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (Greater Mekong Subregion - GMS) bền vững về mặt xã hội và môi trường.

Trọng tâm của diễn đàn này là xem xét tiềm năng của các mối quan hệ hợp tác giữa khối tư nhân và khối công cộng, trong quá trình xây dựng và thực hiện những dự án cơ sở hạ tầng quan trọng tại khu vực GMS. Diễn đàn này cũng sẽ nêu bật các dự án và các khoản đầu tư tiềm năng trong hàng loạt các lĩnh vực, bao gồm lâm nghiệp, giao thông, năng lượng và quản lý chất thải. Hơn 80 nhân viên cao cấp, đại diện cho các công ty đa quốc gia lớn từ Úc, Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc, Malaysia, Niu Dilân, Philippines và Singapore, sẽ tham dự diễn đàn này. 

“Khối tư nhân đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình phát triển của khu vực, và WWF kêu gọi các doanh nghiệp và công ty phải đóng góp một cách tích cực vào việc ưu tiên phát triển cân bằng cả về kinh tế, xã hội và môi trường tại một trong những tiểu khu vực nghèo nhất của châu Á-Thái Bình Dương,” Tiến sĩ Isabelle Louis, Giám đốc Chương trình Châu Á-Thái Bình Dương của WWF, phát biểu.

Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR), là một phương pháp tiếp cận mà rất nhiều công ty đa quốc gia đã thông qua và thực hiện thành công, nhằm giải quyết những khía cạnh về xã hội và môi trường trong các hoạt động kinh doanh của mình. Ví dụ như ngân hàng HSBC đã đưa ra những tiêu chí để kiểm tra những đơn xin vay tiền cho các dự án lâm nghiệp hoặc hạ tầng đường thuỷ. “Nhiều công ty đa quốc gia lớn đã đặt CSR là trọng tâm trong các hoạt động kinh doanh của mình, và đã có rất nhiều ví dụ thành công trong khu vực này,” Tiến sĩ Louis nói.

WWF khẳng định, không thể xem xét và thông qua các dự án đơn lẻ thuộc các lĩnh vực khác nhau một cách độc lập, mà cần phải cân nhắc tất cả các dự án này trong một tổng thể lớn hơn, có kết hợp đánh giá những tác động cộng hưởng ở phạm vi cấp cảnh quan hoặc trong toàn lưu vực sông Mê Kông.

Các sáng kiến được xây dựng dựa trên các nguyên tắc về phát triển bền vững, ví dụ như Hiệp ước Toàn cầu của Liên hiệp quốc, đã được cộng đồng kinh doanh quốc tế biết đến và áp dụng rộng rãi. Do đó, Diễn đàn Phát triển Mê Kông có thể đưa ra những vấn đề này ở cấp khu vực, tạo một cơ sở cho các thảo luận liên quan đến các quan hệ hợp tác giữa khối công cộng và tư nhân. Các tổ chức xã hội dân sự cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này.

WWF kêu gọi các công ty đa quốc gia trong khu vực tham dự diễn đàn này phải đảm bảo rằng các chương trình đầu tư của họ trong khu vực phải đóng góp vào việc xây dựng những hình thức phát triển kinh tế có tính bền vững về xã hội và môi trường.

Diễn đàn Phát triển Mê Kông, do ADB và Chính phủ Nhật Bản đồng tổ chức, có mục tiêu tăng cường hiểu biết của khối tư nhân về những thử thách chung mà các nước GMS đang đối mặt, trong khi vẫn thu hút sự chú ý vào hàng loạt các cơ hội đầu tư tại tiểu khu vực này. Sáu nước của khu vực GMS, là Campuchia, Trung Quốc (tỉnh Vân Nam và Quảng Tây), Lào, Myanma, Thái Lan và Việt Nam, đã cam kết tăng cường hợp tác trong quá trình phát triển, với sự điều phối của Ngân hàng Phát triển Châu Á.

  • Hương Cát (Nguồn: WWF) 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,