Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước (VPCT) đã trải qua 2 giai đoạn hoạt động 2001-2005 và 2006 -2010. Qua gần 10 năm thực hiện, tuy còn nhiều khó khăn nhưng cũng đã có những cải tiến đáng kể, góp phần vào sự thành công của các chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước.
Bất cập giai đoạn 2001 - 2005
Đây là giai đoạn đầu tiên thực hiện Luật Khoa học và công nghệ, các nhiệm vụ KH&CN nói chung và nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước nói riêng phải thực hiện theo một hình thức mới.
Theo đó, các nhiệm vụ KH&CN (đề tài, dự án) không còn thực hiện theo hình thức chỉ định như trước đây mà thực hiện theo hình thức tuyển chọn và xét chọn. Các vụ chức năng của Bộ KH&CN trực tiếp đứng ra tổ chức việc xây dựng các nhiệm vụ cần thực hiện. Các cá nhân và tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ thông qua việc ký hợp đồng với các cơ quan quản lý. Việc đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ này dựa trên các hợp đồng đã ký.
Bên cạnh đó, cơ chế tài chính, vấn đề vốn đã cải tiến và giản tiện rất nhiều. Việc cấp kinh phí đã được đơn giản hoá hơn so với các giai đoạn trước. Kinh phí được cấp từ Bộ Tài chính và qua một đơn vị trung gian thay vì qua 2 cấp như trước đây. Việc thanh quyết toán được thực hiện thông qua kho bạc tại cấp được cấp kinh phí.
Tuy nhiên mô hình quản lý các chương trình giai đoạn này vẫn thể hiện nhiều bất cập. Ví dụ như các vụ chức năng của Bộ phải chủ trì hầu hết các khâu từ việc xây dựng nhiệm vụ, lựa chọn tổ chức và cá nhân chủ trì, ký hợp đồng thực hiện và đánh giá nghiệm thu....
Các VPCT đã đạt những thành công bước đầu sau gần 2 giai đoạn hoạt động |
Vì vậy, để quản lý các chương trình các vụ chức năng đã phải dành phần lớn thời gian cho các nhiệm vụ tác nghiệp vốn không phải là các nhiệm vụ quản lý nhà nước. Cơ chế cấp phát và thanh quyết toán theo mô hình hoạt động của các chương trình không còn phù hợp với Luật Ngân sách. Các chương trình không có tư cách pháp nhân, các trụ sở Ban chủ nhiệm (BCN) không phải là đơn vị thuộc Bộ KH&CN nên việc chuyển kinh phí KH&CN từ Bộ Tài chính không phù hợp với Luật Ngân sách mới. Việc cấp kinh phí và thanh quyết toán cho các đề tài, dự án theo mô hình nói trên chưa có sự thống nhất. Khó khăn của các đề tài dự án chưa được phản ánh kịp thời. Việc quyết toán vẫn còn nhiều thủ tục chồng chéo: Các kho bạc vẫn tiến hành thực hiện kiểm soát chi đối với từng khoản chi của các chủ nhiêm đề tài, dự án. 2006-2010 và những thành công bước đầu Mô hình hoạt động của các chương trình 2006-2010 đã có nhiều điểm khác với giai đoạn trước. Các BCN chương trình cũng bao gồm 4-6 thành viên là các nhà khoa học các nhà quản lý thuộc nhiều bộ ngành khác nhau. Văn phòng các chương trình (VPCT) cũng được thành lập bên cạnh để đảm bảo cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động của các BCN chương trình. VPCT làm đầu mối để tiếp nhận toàn bộ những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của các BCN để trình lãnh đạo Bộ xử lý. Trong việc quản lý kinh phí, VPCT đóng vai trò trung gian, tiếp nhận toàn bộ kinh phí từ kho bạc nhà nước chuyển đến các cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đề tài, dự án. VPCT cũng là đơn vị trực tiếp thanh toán với các cơ quan chủ trì đề tài dự án khoản kinh phí đã sử dụng. Các Kho bạc nhà nước không thực hiện việc kiểm soát chi đối với từng đề tài, dự án mà thông qua quyết toán của VPCT kiểm soát chế độ chi tiêu của toàn bộ các chương trình. Đặc điểm này vừa kế thừa được những ưu điểm của việc cấp và thanh quyết toán của các đề tài, dự án ở giai đoạn trước vừa đảm bảo việc thi hành Luật Ngân sách khắc phục được bất cập mà giai đoạn trước gặp phải.
Do cơ chế hoạt động mới, hoạt động của VPCT trong năm qua đã trải qua nhiều khó khăn vì số lượng biên chế cán bộ nhân viên còn ít (11 người trong đó có 4 cán bộ hợp đồng); Các Ban chủ nhiệm Chương trình gồm các thành viên đa số là kiêm nhiệm; Cơ chế quản lý theo mô hình mới nên phần lớn các cán bộ VPCT và cả các Vụ chức năng của Bộ còn chưa quen. Vì vậy, việc phối hợp giữa các Vụ chức năng và VPCT, giữa VPCT và các BCN chương trình còn thiếu đồng bộ và đôi khi chưa nhất quán. Bên cạnh đó, VPCT đã thể hiện được là vai trò là đầu mối tổng hợp các vấn đề liên quan đến các nhiệm vụ thuộc các chương trình KH&CN trọng điểm; giải quyết tốt vai trò đầu mối giữa Bộ KH&CN với các ban chủ nhiệm các chương trình. Hoạt động của VPCT đã thể hiện rõ tính ưu việt của cơ chế quản lý mới và hiệu quả quản lý các hoạt động KH&CN trong các chương trình bước đầu được nhiều nhà khoa học thừa nhận. Công tác quản lý tài chính cũng trở nên thông thoáng rất nhiều so những năm trước đây. Thông qua hoạt động của Văn phòng các chương trình, việc giải ngân của các chủ nhiệm đề tài, dự án đã trở nên thuận lợi hơn mà vẫn đảm bảo được đúng các qui định của Nhà nước về tài chính. Đánh giá về công tác quản lý tài chính của VPCT năm 2008, Kiểm toán nhà nước đã nhận xét: VPCT đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý, cấp phát, quyết toán kinh phí thuộc các chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nước như: chủ động trong việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống biểu mẫu để thống nhất thực hiện trong việc thanh quyết toán kinh phí của các đề tài, dự án phù hợp vớ đặc thù về quản lý tài chính đối với các chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước. Việc thanh quyết toán được thực hiện theo nguyên tắc thống nhất cho đề tài, dự án theo quy định tại Thông tư số 29/2007/TTL/BTC-BKHCN ngày 03/4/2007 chỉ cấp phát đợt sau khi nhiệm vụ cấp đợt trước thực hiện được 50%.