Các nhà bảo vệ môi trường lên tiếng cảnh bảo về tốc độ suy giảm đa dạng sinh học tại vùng Tam giác San Hô (Coral Triangle), nơi vốn là khu vực có độ da dạng sinh học cao nhất thế giới, sau rừng Amazon và lòng chảo Congo.
TIN LIÊN QUAN
Tạp chí Time của Mỹ mới đây cho hay, vùng Tam giác San Hô vốn là một trong những khu vực có độ đa dạng sinh học vào loại phong phú nhất thế giới. Tuy nhiên do con người không ngừng đánh bắt và nước biển đang ấm lên rất nhiều loài động vật sinh sống tại khu vực này đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng.
Tam giác San Hô là vùng biển có độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Ảnh: The Time. |
Tam giác San Hô trải rộng từ vùng biển Indonesia, Malaysia, Philippines, Papua New Guinea tới quần đảo Solomon. Với diện tích vào khoảng 6 triệu km2, đây là khu vực chiếm tới 75% số lượng các loài san hô trên toàn thế giới.
Tam giác San hô cũng là khu vực có nhiều loài sinh vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao, chủ yếu thuộc họ cá mập và rùa biển, trong đó có 7 loài rùa nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là ở khu vực này đang diễn ra tình trạng đánh bắt cá rất bừa bãi.
Dưới đây là hình ảnh những sinh vật độc đáo tại vùng Tam giác San Hô dưới đáy biển Indonesia.
Một chú tôm "bọ ngựa" |
Loài cá ngựa nhỏ nhất thế giới Hippocampus Denise |
Loài cá mú đốm xah pinephelus sp độc đáo. |
Sứa biển khổng lồ |
San hô |
Một cây huệ biển (Feather star) |
Sứa biển khổng lồ. |
Cá đuối |
Loài san hô Tubipora musica |
Trai khổng lồ |
-
L.V. (Theo The Time)