Nếu chúng ta giả thiết rằng, một phần tư trong số 400 tỷ ngôi sao của Hệ Ngân hà có các hành tinh quay quanh và trong số các hành tinh này chỉ có một phần tư có điều kiện thích hợp cho sự sống tồn tại thì trong Hệ Ngân hà cũng có đến hàng tỷ hành tinh tồn tại sự sống ngoài Trái đất.
TIN LIÊN QUAN
Mặc dù cho đến nay, người ta vẫn chưa có chứng cứ xác định nào về sự sống của các hành tinh bên ngoài Trái đất, tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng những nơi sau đây là những nơi dễ tìm thấy người ngoài hành tinh nhất.
Sao Hỏa
Sao Hỏa là hành tinh giống Trái đất nhất trong Hệ Mặt trời. Dù là quá khứ hay hiện tại thì khả năng tồn tại sự sống trên hành tinh đỏ vẫn vô cùng lớn. Nước ở dạng lỏng, thứ mà người ta thường cho rằng là điều kiện tất yếu cho sự sống tồn tại, từng chảy trên hành tinh này.
Những bức ảnh quan sát sao Hỏa được công bố gần đây nhất cho thấy, trên bề mặt lạnh lẽo của hành tinh đỏ, từng có dấu tích của những dòng nước. Điều đáng nói, hiện tượng này đã được xác định là chỉ xảy ra trong khoảng 10 năm trở lại đây.
Vệ tinh Europa
Europa là vệ tinh thứ sáu, tính theo quỹ đạo từ trong ra ngoài của sao Mộc. Europa được Galileo Galilei và Simon Marius phát hiện năm 1610.
Các nhà khoa học từ lâu vẫn tin rằng, bên dưới lớp vỏ ngoài cùng rất trẻ và mịn của Europa có thể là một đại dương. Đồng thời người ta cũng cho rằng, trong đại dương này có thể tồn tại sự sống ngoài Trái đất mà chúng ta đang tìm kiếm.
Cho đến nay, con người mới chỉ tiếp cận được Europa bằng những tàu vũ trụ bay ngang qua bề mặt vệ tinh này, song những đặc điểm rất đáng chú ý của Europa khiến nó trở thành một trong những thiên thể có khả năng tồn tại sự sống cao nhất trong Hệ Mặt trời. Và trong tương lai, Europa có thể sẽ trở thành đích đến của nhiều dự án vũ trụ mới của con người.
Vệ tinh Titan
Titan là vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Những chứng cứ rõ ràng nhất cho thấy, bề mặt của vệ tinh này tồn tại những hồ nước hoàn chỉnh ở trạng thái lỏng. Mặc dù thứ nước tồn tại trong lòng hồ không giống nước ở Trái đất, mà do Hyđrocacbon tạo thành, nhưng chúng lại là nơi lý tưởng để sản sinh những chất hữu cơ phức tạp. Ngoài ra, tầng đại khí quyển rất dày của Titan còn chứa đựng rất nhiều thành phần cấu tạo nên sự sống như nitơ,…
Vệ tinh Enceladus
Vệ tinh Enceladus là vệ đứng thứ 6 về độ lớn trong số các vệ tinh của sao Thổ. Mặc dù có kích thước không lớn nhưng Enceladus lại là nơi rất có khả năng tồn tại sự sống.
Trong thực tế, Enceladus là một trong ba tinh thể nằm trong Hệ Mặt trời mà người ta tìm thấy sự phun trào của núi lửa. Điều quan trọng hơn nữa chính là, những vật chất mà núi lửa phun trào hàm chứa một lượng nước rất lớn.
Chính điều này khiến các chuyên gia tin rằng, bên dưới bề mặt lạnh lẽo của Enceladus là tồn tại một đại dương. Mà những nơi tồn tại nước đương nhiên là nhưng nơi có khả năng tồn tại sự sống nhất.
Vệ tinh Tethys
Cùng với Titan, Tethys là một trong số 7 vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Bề mặt của Tethys được cấu tạo bởi silicat và nước đóng băng. Tuy nhiên, người ta cho rằng ở bên dưới bề mặt này khoảng 2000 mét, Tethys đang ẩn giấu một đại dương nước mặn.
Cũng giống như những vệ tinh nằm gần những hành tinh lớn khác, Tethys cũng chịu sự ảnh hưởng của thủy triều. Điều này khiến cho ở bên dưới bề mặt của nó luôn có đủ nhiệt lượng để hình thành nên nước ở trạng thái lỏng.
Hành tinh Gliese 581d
Gliese 581d là một hành tinh quay quanh quỹ đạo của ngôi sao Gliese 581 trong chòm sao Thiên Xứng. Đây là một trong số không nhiều những hành tinh có kích thước tương đương Trái đất được phát hiện con người phát hiện ở bên ngoài Hệ Mặt trời.
Vị trí mà Gliese 581d tồn tại rất dễ tồn tại nước ở dạng lỏng. Do vậy, rất có khả năng đây là nơi ẩn chứa những sinh mệnh ngoài Trái đất.
-
L.V. (Theo THX)