221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1296751
Vệ tinh theo dõi băng Bắc cực và biến đổi khí hậu
1
Article
null
Vệ tinh theo dõi băng Bắc cực và biến đổi khí hậu
,

Cục Vũ trụ châu Âu đã thực hiện được mơ ước của họ - Tháng Tư, trong khuôn khổ dự án Earth Explore, họ đã phóng vệ tinh nghiên cứu CryoSat-2. Vệ tinh được trang bị những thiết bị siêu nhạy, giúp các nhà khoa học tính chính xác chiều dày của lớp băng tại hai cực và những tảng băng trôi.

TIN LIÊN QUAN

Vệ tinh CryoSat trong vũ trụ.
Vệ tinh CryoSat trong vũ trụ.

CryoSat-2 là một trong những vệ tinh quan sát Trái đất do Cục Vũ trụ châu Âu chế tạo để nghiên cứu khoa học (trong dự án lớn Earth Explorer). Những thiết bị này giúp ta mở rộng các hiểu biết mới về cấu tạo hành tinh của chúng ta và về ảnh hưởng các hoạt động của con người đến các quá trình trong Thiên nhiên.

CryoSat là vệ tinh thứ ba trong loạt vệ tinh Earth Explorer đã phóng lên sau 2 vệ tinh GOCE (phóng Tháng ba 2009) và SMOS (phóng Tháng 11 – 2009). Lẽ ra CryoSat được phóng lên đầu tiên, song do tên lửa chuyên chở bị hỏng nên phải hoãn lại.

Vì thế, các chuyên gia Cục Vũ trụ châu Âu (EKA) đã đưa ra giải pháp chế tạo một vệ tinh mới. Thời gian bỏ vào việc này là 3,5 năm. Người đứng đầu EKA là René Michel đã tuyên bố vệ tinh mới chế tạo (tức CryoSat) tiên tiến hơn nhiều so với 2 vệ tinh đã phóng.

CryoSat sẽ cung cấp những số liệu cho phép các chuyên gia tính toán chính xác hơn tốc độ thay đổi chiều dày của lớp lá chắn bằng băng ở hai cực Trái đất và chiều dày phần chìm của những đảo băng trôi. Các thiết bị trên vệ tinh có khả năng phân biệt sai số đến từng centimet trong một năm.

Bản ghi các chỉ số về trạng thái lớp băng phủ Bắc cực trong mùa hè phản ánh sự thay đổi của môi trường xảy ra tại vùng cực. Dù trước đó EKA đã phóng các vệ tinh lên quỹ đạo và nhờ chúng người ta đã vẽ được tấm bản đồ băng tan song để hiểu sâu sắc hơn tác động của sự biến đổi khí hậu lên vùng cực cần xác định các quy luật về sự biến đổi khối lượng băng. Các số liệu mà CryoSat thu được đã làm người ta hiểu rõ hơn ảnh hưởng của khối băng tại hai cực lên khí hậu của toàn hành tinh.

Trung tâm điều khiển vệ tinh.
Trung tâm điều khiển vệ tinh.

Các thiết bị rất hiện đại đặt trên những vệ tinh của EKA lần đầu tiên trong lịch sử đã xác định được một cách chính xác chiếu dày phần chìm của lớp băng trôi nổi trên mặt bỉển là dưới 2 met và lớp băng cố định tại Bắc cực là 50 kilômét.

Để phóng các vệ tinh mới, EKA đã dùng tên lửa chuyên chở “Dniepr” chế tạo trên cơ sở tên lửa đạn đạo xuyên lục địa PC-20 và phóng từ sân bay vũ trụ Baiconur.

Trung tâm điều khiển chuyến bay đặt tại thành phố Darmstadt (Đức). Một trạm hố trợ dưới mặt đất đặt tại thành phố Kirun (Thụy Điển) và từ đây chuyển số liệu đến các chuyên gia có trách nhiệm để xử lý. Toàn bộ quá trình đặt dưới sự chỉ huy của Trung tâm quan sát Trái đất đóng tại thành phố Frascatti (Italia).

  • Bảo Châu (Theo Pravda.ru)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim

Không ăn sáng không chỉ khiến bạn có nguy cơ béo phì mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không
Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không

Trong cuộc chiến sinh tồn đó là những sát thủ cực kỳ nguy hiểm đối với con mồi.

Những
Những "dã nhân" sởn gai ốc của thế giới

Đó là các loài động vật có hình dạng của những con quái vật nổi tiếng trong lịch sử, từ ma cà rồng cho đến "dã nhân"...

Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010
Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010

Những hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã năm 2010 được lựa chọn từ hàng hàng nghìn những tác phẩm dự thi.

,
,
,