Nghiên cứu thành phần những đám mây bụi trên Mặt trăng vào lúc hoàng hôn và rạng đông của Mặt trời, có thể giúp các đoàn thám hiểm tương lai ghé xuống Mặt trăng tìm kiếm hydro, nước và các nguồn tài nguyên khác lộ thiên tại những vết nứt trên Mặt trăng. Các nhà khoa học Mỹ xác định được điều này khi giải thích cơ chế xuất hiện “những dòng suối bụi”.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Các nhà khoa học đang làm việc với mô hình Mặt Trăng. |
Người đầu tiên phát hiện ra những hào quang kỳ lạ trên bề mặt Mặt trăng là nhà du hành vũ trụ Eugene Cernan, người đã từng đặt chân lên vệ tinh thiên nhiên của Trái đất này khi ông có mặt trong chuyến bay trên Apollo-17. Thí nghiệm tiến hành từ ngày đó đã chứng minh rằng có các đám mây xuất hiện từ các luồng bụi, vào lúc bình minh hoặc chạng vạng tối.
Nhóm các nhà khoa học dưới sự điều hành của nhà khoa học William Farrell, Trung tâm nghiên cứu Mặt trăng của NASA mang tên Goddard đã mô tả trong bài báo đăng trên Tạp chí Journal of Geophysical Research, có giải thích cơ chế làm luồng bụi bốc lên cao.
Luồng bụi gồm những hạt nhiễm điện – gió Mặt trời – vào thời gian “tối” và “sáng” trên Mặt trăng cũng như ở các cực lan ra gần như song song bề mặt của chị Hằng. Do tính không đồng đều, nhất là ở thành của các vết nứt, nên làm xuất hiện những đám mây gồm toàn những điện tử. Bề mặt Mặt trăng do vậy bị nhiễm điện và lực (đẩy) tĩnh điện làm những “dòng suối bụi” bị bốc lên cao.
Nhờ việc mô hình hoá bằng máy tính, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng đám mây các điện tử ở lại một cách ổn định, đủ lâu, buộc bụi phải bốc lên cao.
Farrell nói đùa: “Lên Mặt trăng thì việc gì phải tìm kiếm vàng vì chính tự nó từ dưới sẽ trồi lên bề mặt”.
-
Bảo Châu (Theo Pravda)