Dù được biết nằm trong cánh tay xoắn của Dải Ngân Hà nhưng vùng hình thành sao luôn bị che giấu bởi bụi và khí ga. Cuối cùng những “cái tổ” này đã phải lộ diện nhờ sự hợp sức của Spitzer và Very Large Array.
TIN LIÊN QUAN
Ba ngôi sao mới hình thành được thấy ở trung tâm Dải Ngân Hà trong bức ảnh hồng ngoại của kính thiên văn Spitzer.
Nhờ sự hỗ trợ của kính thiên văn Spitzer và kính viễn vọng vô tuyến Very Large Array, các nhà thiên văn thuộc Phòng thí nghiệm chuyển động phản lực (JPL), Los Angeles vừa khám phá nhiều vùng trong Dải Ngân Hà nơi những ngôi sao khổng lồ đang hình thành.
Trong thông báo về phát hiện mới, JPL cho biết kính thiên văn Spitzer cung cấp những thông tin mới quan trọng về cấu trúc của Dải Ngân Hà, hứa hẹn mang lại nhiều gợi ý mới về thành phần cấu tạo hóa học của nó.
Những vùng hình thành sao, được gọi là những vùng H II là những địa điểm mà các nguyên tử hydro bị ion hóa do bức xạ mãnh liệt từ những ngôi sao trẻ khổng lồ.
JPL cho biết những vùng này ẩn giấu bởi khí và bụi của Dải Ngân Hà và để phát hiện, những nhà thiên văn đã sử dụng cùng lúc kính viễn vọng vô tuyến và hồng ngoại.
“Chúng tôi đã tìm thấy những mục tiêu nhờ vào kết quả thăm dò hồng ngoại của kính thiên văn Spitzer NASA và kính viễn vọng vô tuyến Very Large Array của Tổ chức khoa học quốc gia (NSF)”, nhà thiên văn Loren Anderson cho biết, “Những mục tiêu sáng chói trong cả hai tấm ảnh của Spitzer và Very Large Array mà chúng tôi nghiên cứu là có nhiều khả năng là những vùng H II”.
Hình minh họa Dải Ngân Hà - mặt trời của chúng ta nằm ở cánh tay nhỏ gọi là cánh tay Orion, nằm giữa cánh tay Sagittarius và Perseus. |
Qua những phân tích sâu hơn, các nhà thiên văn xác định vị trí của những vùng H II, khám phá những vùng này tập trung tại phần rìa của trung tâm thiên hà và trong cánh tay xoắn.
-
Chi Giao (Theo Xiahua, Science Daily)