221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1280885
Những đám mây kỳ lạ trong mắt Thượng đế
0
Photo
null
Những đám mây kỳ lạ trong mắt Thượng đế
,

Muôn hình vạn trạng lại biến hóa khôn lường, những đám mây là niềm đam mê của không ít người. Tuy nhiên, có lẽ rất ít người được xem những đám mây ấy bằng “con mắt” vũ trụ, từ trên trời nhìn xuống.

TIN LIÊN QUAN

Mới đây, lần đầu tiên, tạp chí Wired đã cho đăng những bức hình tuyệt mỹ về các đám mây cùng hoa văn phức tạp và tuyệt mỹ do chúng tạo thành được ghi lại bởi các vệ tinh. Đây chắc chắn là những kỳ quan mà khi ở trên mặt đất, con người vĩnh viễn không thể nhìn thấy.

Những đường xoáy mây (vortex streets)

Mô tả ảnh.
Đường xoáy mây ở đảo Alejandro Selkirk.

Những vòng xoáy mỹ lệ lực trong bức ảnh này có thể là một trong những những đám mây kỳ lạ nhất được nhìn thấy từ trên vũ trụ. Những hình dạng này được gọi là đường xoáy mây von Kármán. Nó được đặt theo tên của nhà thủy động lực học Theodore von Kármán, người đầu tiên chú ý đến cấu tạo của những đám mây này trong phòng thí nghiệm.

Trong bức ảnh trên, đảo Alejandro Selkirk, khu vực duyên hải Chile trông giống như một thể hình trụ. Bức ảnh này được vệ tinh Landsat 7 chụp được vào tháng 9/1999. Một đường xoáy mây mỹ lệ đã làm đảo lộn mây tầng tích. Tầng mây này cách đảo khá gần nên bị ảnh hưởng của nó. Đảo Selkirk cao hơn 1,6 km so với mực nước biển.

Ở dưới đây là những đường xoáy mây còn kỳ lạ và đẹp hơn, được tạo ra dưới sự ảnh hưởng của các đảo nhỏ.

Bức ảnh này được vệ tinh Landsat 7 chụp vào năm 2000. Trong hình là những xoáy mây trên bầu trời của hoàn đảo Guadalupe cách bờ biển Baja California, Mexico 21 dặm Anh.
Bức ảnh này được vệ tinh Landsat 7 chụp vào năm 2000. Trong hình là những xoáy mây trên bầu trời của hoàn đảo Guadalupe cách bờ biển Baja California, Mexico 21 dặm Anh.

Đường xoáy mây do các nhà du hành chụp được tại đảo Rishiri, thuộc khu vực phía bắc biển Nhật Bản và năm 2001.
Đường xoáy mây do các nhà du hành chụp được tại đảo Rishiri, thuộc khu vực phía bắc biển Nhật Bản và năm 2001.

Vào tháng 8/2008, vệ tinh Aqua của NASA chụp hình đảo Wrangel, trên bầu trời khu vực đông bắc Siberi, một đường xoáy mây được tạo thành do ảnh hưởng của hòn đảo nhỏ Gerald.
Vào tháng 8/2008, vệ tinh Aqua của NASA chụp hình đảo Wrangel, trên bầu trời khu vực đông bắc Siberi, một đường xoáy mây được tạo thành do ảnh hưởng của hòn đảo nhỏ Gerald.

Mây hình đe (Anvil cloud)

Trong những điều kiện đặc biệt, những đám mây trắng cao và bông - những đám mây tích mưa, sẽ dần trở nên bằng phẳng và hình thành những đám mây hình đe.

Mô tả ảnh.
Một đám mây hình đe trên bầu trời Tây Phi.

Bức ảnh trên được các nhà du hành vũ trụ trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) khi bay qua khu vực Tây Phi chụp được.

Ở những vùng nhiệt đới, những đám mây này có thể đạt đến độ cao 12 dặm (19,31 km). Ở độ cao này, chúng đã chạm đến đỉnh của tầng đối lưu, nơi tiếp giáp giữa tầng đối lưu và tầng bình lưu của khí quyển.

Sau khi vượt qua đỉnh tầng đối lưu, các đám mây gặp phải trở ngại do không khí không tiếp tục lạnh xuống nữa bắt đầu tản ra tứ phía. Và dọc theo đường biên giới này, chúng dần dần trở nên bằng phẳng và tạo nên những đám mây hình đe như chúng ta thấy.

Những đám mây hình đe tuyệt đẹp trong bức ảnh bức ảnh này được các trên bầu trời Brazil vào tháng 2/1984.
Những đám mây hình đe tuyệt đẹp trong bức ảnh bức ảnh này được các trên bầu trời Brazil vào tháng 2/1984.

Mây sóng trọng lực

Mới nhìn, mây sóng trọng lực trông giống như những dấu vân tay được in trên những đám mây tầng tích.

Mô tả ảnh.
Mây sóng trọng lực.

Khi không khí ở phía dưới chuyển động vuông góc làm loạn một tầng mây ổn định, tạo nên một phản ứng liên hoàn sẽ tạo nên những đường vân tuyệt đẹp này.

Bức ảnh này được một chiếc máy chụp hình đa góc độ đặt trên vệ tinh Terra của NASA chụp lại vào tháng 10/2003.

Mây sóng

Nhìn từ dưới mặt đất những đám mây hình hạt đậu (hay còn gọi là mây sóng) trông giống như những chiếc đĩa bay hoặc những chiếc giá xếp nối tiếp nhau.

Mô tả ảnh.
Một đám mây sóng trên bầu trời đảo Amsterdam.

Những bức hình này được chụp ở đảo Amsterdam bởi thiết bị chụp ảnh phổ bức xạ (MODIS) đặt trên vệ tinh Terra vào tháng 12/2005. Mặc dù chỉ có chiều dài 20,92 km nhưng ngọn núi lửa trên hòn đảo này lại cao hơn mực nước Ấn Độ Dương tới 866,85 m. Do vậy, nó đã tạo ra không ít những rối loạn cho những đám mây trên không trung.

Bức ảnh bên dưới, khi những đám mây tầng thấp bay qua những đỉnh núi lửa trên đảo Sandwich ở phía nam của Đại Tây Dương tạo thành những đám mây sóng.

Mô tả ảnh.
Đám mây sóng trên bầu trời đảo Sandwich.

Tùy theo chiều cao của các ngọn núi lửa quy mô của các đám mây sóng cũng sẽ thay đổi. Độ cao của chúng có thể là từ 188,98m đến 1,37 km. Bức ảnh này do thiết bị MODIS trên vệ tinh Aqua chụp được vào tháng 1/2004.

Khí xoáy

Những hoa văn trong bức ảnh này được tạo thành bởi hai luồng khí xoáy địa cực xoắn vào nhau trên bầu trời nam Đại Tây Dương. Những khí xoáy như thế này thường được tạo ra bởi những nơi có hệ áp lực thấp ở những thủy vực lạnh và rộng.

Mô tả ảnh.
Hai luồng khí xoáy xoắn vào nhau.

Điểm màu xanh ở phía trên bên trái chính là khối nước ở gần biển ở cực phía nam châu Phi. Bức ảnh được ghi lại bởi thiết bị MODIS đặt trên vệ tinh Terra vào tháng 4/2009.

Mây khói thuyền

Những đám mây dưới đây khiến cho người ta tưởng như đang lạc vào một mê cung. Chúng được gọi là mây khói thuyền bởi chúng được tạo ra bởi những luồng khí thải khi các động cơ của thuyền khởi động.

Bức ảnh này được thiết bị MODIS chụp vào tháng 3/2009 tại phía nam Alaska, thuộc Thái Bình Dương.
Bức ảnh này được thiết bị MODIS chụp vào tháng 3/2009 tại phía nam Alaska, thuộc Thái Bình Dương.

Khi hơi nước ngưng kết tại các hạt khí thải của tàu thuyền, loại mây này sẽ ra đời. Quá trình ngưng kết hơi nước này cũng đảm nhận vai trò là “hạt giống” của mây. Những đám mây khói thuyền có màu sắc sáng hơn các loại mây khác là bởi vì nó được cấu tạo từ các hạt nhiều và nhỏ hơn.

Bức ảnh này được vệ tinh Terra chụp vào tháng 4/2002 cũng thuộc khu vực Alaska.
Bức ảnh này được vệ tinh Terra chụp vào tháng 4/2002 cũng thuộc khu vực Alaska.

Vệ tinh Aqua đã chụp bức ảnh này vào tháng 1/2008 trên bầu trời Thái Bình Dương gần duyên hải tây bắc Bắc Mỹ.
Vệ tinh Aqua đã chụp bức ảnh này vào tháng 1/2008 trên bầu trời Thái Bình Dương gần duyên hải tây bắc Bắc Mỹ.

Bão Bill

Bão Bill là một trong những luồng khĩ xoáy lớn nhất trên Đại Tây Dương mà con người từng ghi lại được. Đường kính lớn nhất có thể lên tới 460 dặm Anh (740 km).

Bão Bill, ảnh chụp vào 20/8/2009.
Bão Bill, ảnh chụp vào 20/8/2009.

Bức ảnh cơn bão Bill này được ghi lại bởi vệ tinh Terra vào 20/8/2009. Khi đó bão Bill đang tràn đến khu vực đông bắc của Puerto Rico và vẫn giữ tốc độ gió là 120 dặm Anh (193km/h).

  • Lê Văn (Theo Wired)
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,
,
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim

Không ăn sáng không chỉ khiến bạn có nguy cơ béo phì mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không
Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không

Trong cuộc chiến sinh tồn đó là những sát thủ cực kỳ nguy hiểm đối với con mồi.

Những
Những "dã nhân" sởn gai ốc của thế giới

Đó là các loài động vật có hình dạng của những con quái vật nổi tiếng trong lịch sử, từ ma cà rồng cho đến "dã nhân"...

Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010
Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010

Những hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã năm 2010 được lựa chọn từ hàng hàng nghìn những tác phẩm dự thi.

,
,
,