Một loài thằn lằn mới có quan hệ họ hàng với rồng Komodo vừa được các nhà khoa học tìm thấy trên hòn đảo nhỏ Sanana, phía tây quần đảo Moluccan (Malucas), Indonexia.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Khám phá được đăng trên tạp chí Zootaxa, cho biết loài thằn mới có tên khoa học là Varanus obor, cơ thể có màu đen với cái đầu có màu cam sáng, chiều dài cơ thể đạt khoảng 1,22 m, ngắn hơn một chút so với loài thằn lằn khổng lồ có hai dương vật Varanus bitatawa mới được phát hiện cách đây gần một tháng trên đảo Luzon, Philippines.
![]() |
Loài thằn lằn mới được phát hiện Varanus obor trên đảo nhỏ Sanana, Indonexia - Ảnh: ia.ucsb.edu. |
Thằn lằn Varanus obor được Valter Weijolan - nghiên cứu sinh trường Đại học Abo Akademi, thành phố Turku, Phần Lan tìm thấy trên hòn đảo nhỏ Sanana vào mùa xuân năm 2009. Sau đó, anh trở lại nơi này cùng giáo sư Sam Sweet công tác tại Đại học California, Santa Barbara, Mỹ để nghiên cứu và chụp ảnh loài thằn lằn này.
![]() |
Nghiên cứu sinh Valter Weijolan đang nghiên cứu loài thằn lằn Varanus obor - Ảnh: ia.ucsb.edu. |
Họ cho biết nó chỉ tồn tại trên hòn đảo nhỏ Sanana ở Indonexia. Một khía cạnh độc đáo của khu vực này là không có động vật có vú ăn thịt, do đó giúp cho thằn lằn Varanus obor có thể tung hoành, trở thành động vật săn mồi bậc cao nhất trong chuỗi thức ăn tại đảo Sanana, thức ăn khoái khẩu của nó là những động vật nhỏ và xác chết động vật thối rữa.
![]() |
Đường ranh giới Wallace - Ảnh: Wikipedia. |
Ông Sam Sweet phân tích quần đảo Malucas, Indonexia nằm trong khu vực sinh thái nhiệt đới Australia, thuộc phía đông của đường ranh giới Wallace có quần động vật độc nhất vô nhị, đối với các loài động vật không biết bay thì gần như không thể vượt qua ranh giới này, chỉ có thể sống giới hạn một trong hai phía. Do đó, việc phát hiện loài thằn lằn trên có ý nghĩa to lớn, cho thấy có thể có nhiều loài động vật mới sẽ được phát hiện tại khu vực ít được con người biết đến này.
-
Đ.T.V (Theo Eurekalert.org)