Mới đây, một nhóm các nhà khoa học của trường đại học Göttingen nước Đức đã phát hiện hơn 30 hóa thạch hổ phách đầu tiên tại châu Phi.
TIN LIÊN QUAN
Người đứng đầu của nhóm nghiên cứu này là Alexander Schmidt cho biết, những hóa thạch côn trùng và bào tử thực vật này đã bị “niêm phong” cách ngày nay 95 triệu năm bởi nhựa cây trong khu rừng rậm nằm ở trung bộ Ethiopia.
1. Ong bắp cày ký sinh trong hổ phách
Hổ phách ong bắp cày ký sinh. Ảnh: NatGeo.
Trong báo cáo của đăng trên tập chí của Viện Khoa học Quốc gia, nhóm nghiên cứu này cho rằng, những sinh vật này có thể giúp chúng ta tìm về thời điểm mà những loài côn trùng ngày nay đang rất phổ biến bắt đầu xuất hiện trên trái đất.
Chẳng hạn, loài ong vàng nay được biết đến như một sinh vật ký sinh sớm nhất. Nó đẻ trứng vào những ấu trùng của các côn trùng khác như bọ cánh cứng và bướm. Một ngày trứng ong vàng nở chúng sẽ dần dần ăn những ấu trùng của các côn trùng khác.
2. Hóa thạch ong bắp cày "tinh khiết"
Hóa thạch ong bắp cày nguyên vẹn nhất. Ảnh: NatGeo.
Đây là một hóa thạch ong vàng được bảo tồn nguyên vẹn nhất có chiều dài 0,4 cm. Nó là một trong những hổ phách côn trùng vào thời kỳ khủng long được các nhà khoa học tìm thấy trong các khu rừng rậm châu Phi. Tại khu rừng này, các nhà khoa học còn phát hiện được nhiều loài côn trùng và thực vật khác cũng như một mạng nhện kỳ lạ và một trong những con kiến cổ xưa nhất thế giới.
Alexander Schmidt nói: “Kiến Ethiopia” có một vai trò quan trong trọng việc lý giải sự tiến hóa của loài kiến. Vì nó là chú kiến đầu tiên chúng tôi phát hiện được ở Gondwana”.
Schimdt cho rằng, những hóa thạch kiến của châu Âu và Đông Nam Á đã đề ra giả thiết những loài côn trùng sớm nhất xuất hiện ở các châu lục khác. Tuy nhiên, “phát hiện mới lần này là một sự khiêu chiến đối với giả thiết nêu trên”.
3. Hóa thạch lông dương xỉ
Hóa thạch lông dương xỉ hình sao. Ảnh: NatGeo.
Trong những hóa thạch hổ phách độc đáo được tìm thấy ở châu Phi còn lưu giữ được những tế bào và “hài cốt” thực vật từ kỷ Phấn trắng. Chẳng hẳn như một lớp lông dương xỉ hình sao, bộ phận được cây dương xỉ sử dụng để hút các chất dinh dưỡng.
Những hổ phách này trong thời kỳ mà khu rừng rậm ở trung bộ Ethiopia được bao phủ chủ yếu bởi những cây lá kim. Tuy nhiên, theo Schimdt, họ đã phát hiện từ những hạt phấn hoa trong các hổ phách cũng như những vật lắng tụ mang theo hổ phách những chứng cứ mới về những cây có hoa.
Schimdt còn bổ sung rằng, những thực vật có hoa “tuy rằng xuất hiện vào thời kỳ tiến hóa muộn của lịch sử trái đất, tuy nhiên chúng đã phát triển với tốc độ rất nhanh”.
4. Hóa thạch bọ lông cổ đại
Hóa thạch bọ lông cổ đại. Ảnh: NatGeo.
Hổ phách mang theo hóa thạch bọ lông này là một trong những hóa thạch mới được tìm thấy ở trong rừng Ethiopia, châu Phi. Đây cũng là hóa thạch bọ lông thứ 3 được các nhà khoa học tìm thấy từ trước đến nay.
Bọ lông là một loài côn trùng sống ở các khu rừng, chúng sống vào những năm châu Phi vẫn chưa thuộc về Gondwana. Theo Schimdt, những hổ phách vừa phát hiện được sẽ giúp các nhà khoa học hiểu thêm về thời kỳ có những biến đổi quan trọng của sinh vật do động vật có hoa xuất hiện.
Schimdt nói rằng: “Những hổ phách hóa thạch được phát hiện sinh sống vào thời kỳ các loài cây có hoa đang chiếm ưu thế và cải biến hệ sinh thái”. Chính sự phát triển của loài thực vật này đã kính thích sự phát triển của côn trùng, động vật lưỡng cư và cả động vật có vú thời kỳ đầu cũng như “tất cả những tiến hóa động vật có thể tạo thành hoàn cảnh mới cũng như đa dạng hóa một cách nhanh chóng”.
5. Hổ phách Ethiopia
Hổ phách Ethiopia. Ảnh: NatGeo.
Miếng hổ phách Ethiopia này đã được giám định tại những phiên chợ ở Adis Abeba (thủ đô Ethiopia) vào năm 2002. Nó được tìm thấy tại một di chỉ thuộc châu Phi, nơi được biết đến như một nguồn hóa thạch nhựa cây.
Các nhà khoa học cho rằng, miếng hổ phách này không giống bất cứ miếng hổ phách nào được tìm thấy ở bên ngoài châu Phi. Rất có thể nó được tạo thành từ nhựa một loài cây mà trước đây chưa từng được biết đến.
Chuyên gia về Cổ sinh vật học, Matthias Svojtka, một thành viên của nhóm nghiên cứu thuộc đại học Vienna, nghiên cứu những chủng loại sinh vật bị “đóng băng” trong những hổ phách châu Phi là một công việc quan trọng để có thể lý giải cuộc sống của các loài côn trùng trong các khu rừng ở Gondwana. Vì rằng, các côn trùng không phải biến thành hóa thạch ở trên nham thạch.
-
Lê Văn (Theo National Geographic)