221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1267351
Thông điệp từ cường quốc hạt nhân
0
Article
null
Thông điệp từ cường quốc hạt nhân
,

- Nước chủ nhà Pháp đặc biệt quan tâm đến diễn đàn có tầm rộng lớn, “Hội nghị quốc tế về Tiếp cận Năng lượng hạt nhân dân sự” diễn ra ở Paris trong hai ngày 8 – 9/3/2010.

BÀI LIÊN QUAN

Tổng thống Nicolas Sarkozy đến đọc diễn văn khai mạc và Thủ tướng Francois Fillon đến phát biểu kết thúc. Với sự kiện đó cùng các hoạt động phong phú ở sáu phiên “tọa đàm bàn tròn” và những hoạt động khác bên lề, nước Pháp đã gửi những thông điệp quan trọng đến các quốc gia trên toàn thế giới.

Tọa đàm bàn tròn - Ảnh: Trần Thanh Minh
Một phiên tọa đàm bàn tròn. Ảnh: Trần Thanh Minh

Trước sự hiện diện của ngót một ngàn đại biểu từ hơn 60 nước trên thế giới, đặc biệt những nước đang chuẩn bị bước vào con đường phát triển công nghiệp điện hạt nhân, các nhà lãnh đạo cao nhất của các tổ chức quốc tế như IAEA, OECD v.v… và đông đảo nhà báo quốc tế, những thông điệp đó chắc sẽ có tiếng vang xa và sức lay động mạnh.

Trang sử huy hoàng, nền công nghệ hùng mạnh

Trong phần mở đầu bài diễn văn khai mạc hội nghị, Tổng thống nước Pháp đã tự hào nói đến một nước Pháp, một chiếc nôi ra đời nền khoa học hạt nhân nguyên tử của nhân loại và nền công nghệ năng lượng hạt nhân dân dụng hiện đại thuộc hàng đầu trên thế giới.

Henri Becquerel

Nhà Vật lý Pháp Henri Recquerel trong phòng thí nghiệm lần đầu tiên phát hiện tia phóng xạ. (Ảnh tư liệu)

Nhắc đến một sự kiện lịch sử, phát hiện tia phóng xạ và hiện tượng phóng xạ của nhà khoa học Pháp Henri Becquerel năm 1896, ông Nicolas Sarkozy nhấn mạnh ý nghĩa: “Lịch sử ngành năng lượng hạt nhân liên quan chặt chẽ với nước Pháp hiện đại”.

Nhân loại còn biết đến và ghi nhớ nước Pháp là nơi ra đời nhiều phát minh quan trọng khác.

Đó là công trình phát triển hoàn chỉnh nhận thức con người về hiện tượng phóng xạ, cũng ra đời tại nước Pháp, bởi Marie Curie và Pierre Curie. Công trình mới này dẫn đến vinh dự lớn, cả ba tên tuổi khoa học lớn nói trên được tặng thưởng giải Nobel Vật lý năm 1903.

Cũng ở Paris, Marie Curie phát minh hai nguyên tố mới Radium và Polonium tồn tại trong tự nhiên và bà được trao thêm một giải Nobel nữa năm 1911 về hóa học, trở thành người duy nhất trong lịch sử nhận hai phần thưởng khoa học danh giá nhất.

Tác giả bài viết đứng trước cửa mộ ông bà Marie và Pierre Curie trong điện Pantheon ở Paris

Tác giả bài viết đứng trước cửa mộ ông bà Marie và Pierre Curie trong điện Pantheon ở Paris.

Không thể không kể đến những cống hiến vào sự phát triển ngành khoa học hạt nhân của hai nhà bác học Pháp khác, Frederic Joliot Curie và Irène Joliot Curie với phát minh "Tạo thành các nguyên tố phóng xạ mới, chất phóng xạ nhân tạo", trở thành chủ nhân của giải Nobel về Hoá Học năm 1935.

Cũng chính hai ông bà Joliot Curie có công lao đặc biệt, trong xây dựng thành công lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của nước Pháp năm 1948, một trong rất ít lò phản ứng đầu tiên trong lịch sử nhân loại, khai phá con đường tiến đến ngành công nghệ hạt nhân.

Đề cập đến nền công nghệ hạt nhân hiện nay, Tổng thống Sarkozy nói trong bài diễn văn khai mạc: Nước Pháp trong những năm 90 đã có sự lựa chọn lịch sử, tạo dựng một nền công nghiệp hạt nhân hoàn chỉnh để sản xuất điện quy mô lớn. Hiện nay, Pháp có 58 lò phản ứng đóng góp 80% yêu cầu điện năng quốc gia. Pháp cũng đã có lò thế hệ thứ ba mới với nhiều ưu việt và sẵn sàng hợp tác nghiên cứu với thế giới để nghiên cứu và triển khai những loại lò phản ứng an toàn và hiệu quả cao hơn trong tương lai.

Đông đảo các nhà báo quốc tế đến tham dự Hội nghị - Ảnh: Trần Thanh Minh

Đoàn nhà báo và chuyên gia quốc tế, khách mời Bộ Ngoại giao Pháp, từ Việt Nam (Vietnamnet), Nhật, Nga, Ấn độ, Trung quốc, Ai cập, Nam Phi và Jordan, trên đường đi thăm NMĐHN, cách Paris khoảng 300 km, ở bên bờ biển Đại Tây Dương. Ảnh: Trần Thanh Minh

Rõ ràng, thế giới từng ngưỡng mộ những trang sử huy hoàng viết bởi các nhà khoa học Pháp trong buổi bình minh của khoa học hạt nhân nguyên tử nhân loại. Giờ đây, các nước lại đang chứng kiến và hướng về một nền công nghiệp điện hạt nhân hùng mạnh trên đất nước Pháp.

Những điều quan tâm nhất

Trong tư thế một cường quốc hạt nhân dân sự, nhà lãnh đạo nước Pháp, Tổng thống Sarkozy đã đưa ra 7 đề nghị được cho là “mấu chốt cho công cuộc hồi sinh năng lượng hạt nhân thành công” trên thế giới. Đó là các vấn đề: Giải pháp tài chính; Dân chúng với dự án điện hạt nhân; Đào tạo nguồn nhân lực; An ninh và an toàn hạt nhân; Chống lan truyền vũ khí hạt nhân; Giải pháp nhiên liệu hạt nhân; và Hợp tác giải quyết vấn đề nhiên liệu đã cháy và chất thải phóng xạ.

Riêng với những nước đang phát triển như Việt Nam, các vấn đề sau đây là đáng lưu ý nhất.

Nhà máy điện hạt nhân Flamanville, nơi đang xây lò phản ứng EPR thế hệ mới nhất của Pháp và châu Âu - Ảnh: Internet.

Nhà máy điện hạt nhân Flamanville, bên bờ Đại Tây Dương, nơi đang xây lò phản ứng EPR thế hệ mới nhất của Pháp và châu Âu. (Ảnh tư liệu)

Một là vấn đề tài chính

Ông Sarkozy đã đề cập đến khó khăn mà các nước phát triển phải đối mặt khi mong muốn nhập "câu lạc bộ" điện hạt nhân, khi “các ngành tài chính và ngân hàng quốc tế không tài trợ cho các dự án nhà máy điện hạt nhân”.

Tình trạng đó, theo ông, làm cho các nước đành phải chịu trả giá đắt cho các công nghệ điện năng khác, lại gây độc hại lớn hơn. Ông đề nghị World Bank, EBRD và các ngân hàng khác nên cam kết cung cấp tài chính cho những dự án điện hạt nhân.

Ông cũng đề xuất các dự án điện hạt nhân phải được hưởng lợi từ những chỉ tiêu của “cơ cấu phát triển sạch”, từ những tiêu chuẩn giảm thải khí nhà kính cacbonic. Cũng cần nói rõ thêm, từ lâu nay, điện hạt nhân vẫn chưa được hưởng lợi vì chưa được xếp vào danh sách của nguồn điện thuộc “cơ cấu phát triển sạch”, như thủy điện, phong điện, điện mặt trời, điện bioga v.v…

Quan điểm trên được chia sẻ bởi nhiều đại biểu ở các diễn đàn bàn tròn.

Hai là vấn đề đào tạo nhân lực.

Hơn 60 nước đang xem xét chương trình hạt nhân nên đã cử các bộ trưởng và chuyên gia cao cấp của mình đến hội nghị Paris này. Trong đó, có trên 20 nước trong vòng 20 năm tới (Việt Nam trong 10 năm tới) sẽ đưa vào sử dụng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Ở các nước này, việc đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân có ý nghĩa rất cấp bách.

Chính vì vậy, TT Sarkozy đã đề cập đến vấn đề này khá cụ thể.

Pháp sẵn sàng mở cửa! Nhiều sinh viên từ các nước, trong đó có Việt Nam, đã được tham gia chương trình đào tạo cao học quốc tế. Trong năm 2009 Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Pháp đã có trên 1000 học viên theo học trên đại học, bậc tiến sĩ và sau tiến sĩ.

Pháp quyết định thành lập Viện Năng lượng Hạt nhân Quốc tế, trong đó có Trường Năng lượng Hạt nhân Quốc tế, sẽ cử đến đó những giảng viên và nghiên cứu viên tốt nhất. Viện này sẽ có những chi nhánh (trung tâm) ở một số nước; đầu tiên ở Jordan. Pháp cũng triển khai một hình thức hợp tác khác như thành lập Viện Nghiên cứu hạt nhân Pháp - Trung, phối hợp với Đại học Quảng Châu, hiện nay.

Do tầm quan trọng của khâu đào tạo trong sự phát triển chương trình năng lượng hạt nhân trên thế giới, trong khuôn khổ Hội nghị Paris đã có một cuộc tọa đàm bàn tròn về chủ đề “Đào tạo”. Ở đây, kinh nghiệm của một số nước trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực điện hạt nhân đã được trình bày.

Ngoài 7 đề xuất cụ thể trình bày trong bài diễn văn khai mạc, Tổng thống Pháp Sarkozy, cũng như Thủ tướng Francois Fillon, trong phát biểu két thúc hội nghị, tỏ ra rất quan tâm đến nhu cầu của nước Pháp mở rộng cánh cửa ra thế giới.

Tổng thống Pháp kêu gọi hội nghị "hướng tới một sự hợp tác và đoàn kết giữa các quốc gia vì một nền kinh tế thế giới mạnh mẽ hơn, sạch hơn và đúng đắn hơn".

Hẳn đây là thông điệp lớn nhất, điều quan tâm sâu xa của nước chủ nhà Pháp gửi gắm qua “Hội nghị quốc tế về Tiếp cận Năng lượng hạt nhân dân sự” ở Paris. Là một dịp nước Pháp quảng bá những thành tựu của nền công nghiệp hạt nhân tiên tiến của mình, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển nền công nghiệp hạt nhân dân dụng trên toàn thế giới.

  • Trần Thanh Minh (Từ Paris)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim

Không ăn sáng không chỉ khiến bạn có nguy cơ béo phì mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không
Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không

Trong cuộc chiến sinh tồn đó là những sát thủ cực kỳ nguy hiểm đối với con mồi.

Những
Những "dã nhân" sởn gai ốc của thế giới

Đó là các loài động vật có hình dạng của những con quái vật nổi tiếng trong lịch sử, từ ma cà rồng cho đến "dã nhân"...

Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010
Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010

Những hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã năm 2010 được lựa chọn từ hàng hàng nghìn những tác phẩm dự thi.

,
,
,