Nếu bạn kể cô ấy nghe một câu chuyện cười và nhận lại một cái nhìn không cảm xúc, đừng vội thất vọng. Cô ấy chỉ đang cần thời gian để hiểu nó. Nhưng nếu câu chuyện khiến cô ấy bật cười, bạn sẽ thấy mình chờ đợi rất đáng.
Phụ nữ cười nhiều hơn một lần với câu chuyện cười. |
Các nhà khoa học phát hiện rằng người phụ nữ tiếp thu chuyện cười chậm hơn nam giới nhưng họ thưởng thức câu chuyện nhiều hơn một khi đã hiểu.
Nhà nghiên cứu cho thấy phụ nữ khi nghe một câu chuyện cười, họ không chờ đợi rằng nó đáng cười; họ cũng sử dụng bộ não nhiều hơn đàn ông để xử lí lời nói dí dỏm. Chính vì điều này mà khi đã hiểu câu chuyện, họ nhận được nhiều hơn niềm vui từ nó.
Các nhà khoa học đã yêu cầu 10 người đàn ông và 10 người phụ nữ nhìn vào hàng loạt những biếm họa trắng đen và đánh giá chúng trên thang điểm hài hước.
Trong quá trình này, họ trải qua việc chụp quét phức tạp để tái hiện những phần sáng lên trong não cũng như thời gian khi những phần não này phản ứng với chuyện cười.
Phụ nữ có khuynh hướng dùng những phần cố định trong não hơn so với nam giới, bao gồm vỏ não trước trán, vùng giúp chúng ta giải mã ngôn ngữ sàng lọc những điều không thích hợp.
Nhà nghiên cứu GS Allan Reiss cho biết phát hiện này phù hợp với một mẫu sẵn về cách thức nam và nữ phản ứng với những điều hài hước.
Các nhà khoa học đã tìm thấy những hoạt động mạnh hơn trong vùng vỏ não trước trán ở phụ nữ, cho thấy phụ nữ xử lí những tác nhân kích thích liên quan đến vùng ngôn ngữ của não.
Tóm lại phát hiện này chỉ ra rằng phụ nữ có khuynh hướng phản ứng nhiều hơn với chuyện kể, tài đối đáp hơn là những trò hề tếu.
Những phân tích về vùng não phát sinh những cảm xúc vui sướng được gọi là các nhân nằm kế cận (nucleus accumbens) cũng tiết lộ rằng nam giới và phụ nữ có những thái độ khác nhau đối với sự hài hước.
GS Reiss thuộc ĐH Stanford, California cho biết phụ nữ có vẻ ít mong đợi một sự tưởng thưởng, ở đây là điểm nút trong tranh biếm họa. Vì vậy khi nhận thức được điểm nút, họ sẽ vui nhiều hơn.
Với những biếm họa hài hước hơn, các nhân nằm kế cận hoạt động nhiều hơn. Điều này không xảy ra ở nam giới vì họ dường như đã xác định từ đầu rằng biếm họa nghĩa là buồn cười.
GS tiếp tục tiến hành thí nghiệm tương tự ở trẻ em để xác định liệu những khác biệt về giới tính có thể là sinh lí hay sự giáo dục hay không?
Nghiên cứu của các nhà khoa học Canada từng cho thấy nam giới và nữ giới sử dụng khả năng nhận thức hài hước ở những giới hạn khác nhau.
Nam giới có khả năng dùng hài hước châm biếm để phê phán người khác và thiết lập ưu thế trong khi nữ giới dùng sự hài hước để duy trì mối quan hệ và giúp nhau dễ chịu.
-
Chi Giao (Theo Dailymail)