Bộ Khoa học & Công nghệ
50 năm – 6 giai đoạn phát triển
Cập nhật lúc 04:40, Thứ Hai, 11/01/2010 (GMT+7)
Năm 1959, chiến tranh chống Pháp giành độc lập dân tộc kết thúc. Đất nước bước vào thời kỳ xây dựng. Để quản lý, chỉ đạo và tổ chức một lĩnh vực công tác hoàn toàn mới – công tác khoa học, bao gồm cả Khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ và khoa học xã hội, Uỷ ban Khoa học Nhà nước (UBKHNN, tiền thân của Bộ Khoa học-công nghệ) được thành lập theo Sắc lệnh số 016-SL ngày 4/3/1959 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Có thể tạm phân định sự phát triển trong suốt 50 năm, từ ngày thành lập một Ủy ban quan trọng đến một Bộ bao trùm nhiều lĩnh vực ngày nay thành 6 giai đoạn chủ yếu:
Giai đoạn 1959 - 1965, UBKHNN có chức năng bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch phát triển khoa học và kỹ thuật, đưa nền khoa học và kỹ thuật Việt Nam lên trình độ tiên tiến nhằm phục vụ sản xuất, dân sinh, quốc phòng.
Giai đoạn 1965 - 1975, UBKHNN được tách thành 2 cơ quan: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (UBKH&KTNN) và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. UBKH&KTNN quản lý thống nhất và tập trung công tác khoa học và kỹ thuật và trực tiếp thực hiện chức năng của một Viện nghiên cứu về khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật nhằm thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật ở nước ta.
Giai đoạn 1975 - 1985, khối nghiên cứu được tách khỏi Uỷ ban để thành lập Viện Khoa học Việt Nam. UBKH&KTNN lúc này chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực khoa học và kỹ thuật trong phạm vi cả nước nhằm phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật, nâng cao đời sống nhân dân và củng cố quốc phòng.
Giai đoạn 1985 - 1992, giai đoạn của những thay đổi quan trọng trong đường lối, chính sách về đổi mới và chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Năm 1990, UBKH&KTNN được đổi tên thành UBKHNN, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội nhằm khuyến khích việc sáng tạo và ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và kỹ thuật, đưa lại hiệu quả thiết thực cho thời kỳ phát triển mới của đất nước.
Giai đoạn 1992 - 2002, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường được thành lập trong bối cảnh đất nước thực hiện công cuộc đổi mới và chuẩn bị bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, tiêu chuẩn hóa, sở hữu công nghiệp (SHCN) và bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước.
Từ tháng 8/2002 đến nay, Bộ KH&CN được thành lập theo Nghị quyết Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XI. Bộ KH&CN có chức năng quản lý nhà nước về hoạt động KH&CN, phát triển tiềm lực KH&CN; tiêu chuẩn đo lường chất lượng; sở hữu trí tuệ (SHTT); năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Bộ quản lý; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ quản lý.
Việc thành lập Bộ KH&CN trong giai đoạn đất nước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển KH&CN, giúp Bộ tập trung hơn cho các nhiệm vụ quản lý nhà nước về KH&CN trong phạm vi cả nước, khẳng định vị thế và vai trò của Bộ trong việc điều phối và thúc đẩy các hoạt động KH&CN đóng góp tích cực cho phát triển nền kinh tế đất nước và hội nhập.
(Theo most.gov.vn)
Biểu trưng mới nhất của Bộ KH&CN |
Giai đoạn 1959 - 1965, UBKHNN có chức năng bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch phát triển khoa học và kỹ thuật, đưa nền khoa học và kỹ thuật Việt Nam lên trình độ tiên tiến nhằm phục vụ sản xuất, dân sinh, quốc phòng.
Giai đoạn 1965 - 1975, UBKHNN được tách thành 2 cơ quan: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (UBKH&KTNN) và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. UBKH&KTNN quản lý thống nhất và tập trung công tác khoa học và kỹ thuật và trực tiếp thực hiện chức năng của một Viện nghiên cứu về khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật nhằm thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật ở nước ta.
Giai đoạn 1975 - 1985, khối nghiên cứu được tách khỏi Uỷ ban để thành lập Viện Khoa học Việt Nam. UBKH&KTNN lúc này chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực khoa học và kỹ thuật trong phạm vi cả nước nhằm phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật, nâng cao đời sống nhân dân và củng cố quốc phòng.
Trụ sở Bộ Khoa học & Công nghệ |
Giai đoạn 1985 - 1992, giai đoạn của những thay đổi quan trọng trong đường lối, chính sách về đổi mới và chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Năm 1990, UBKH&KTNN được đổi tên thành UBKHNN, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội nhằm khuyến khích việc sáng tạo và ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và kỹ thuật, đưa lại hiệu quả thiết thực cho thời kỳ phát triển mới của đất nước.
Giai đoạn 1992 - 2002, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường được thành lập trong bối cảnh đất nước thực hiện công cuộc đổi mới và chuẩn bị bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, tiêu chuẩn hóa, sở hữu công nghiệp (SHCN) và bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước.
Từ tháng 8/2002 đến nay, Bộ KH&CN được thành lập theo Nghị quyết Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XI. Bộ KH&CN có chức năng quản lý nhà nước về hoạt động KH&CN, phát triển tiềm lực KH&CN; tiêu chuẩn đo lường chất lượng; sở hữu trí tuệ (SHTT); năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Bộ quản lý; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ quản lý.
Việc thành lập Bộ KH&CN trong giai đoạn đất nước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển KH&CN, giúp Bộ tập trung hơn cho các nhiệm vụ quản lý nhà nước về KH&CN trong phạm vi cả nước, khẳng định vị thế và vai trò của Bộ trong việc điều phối và thúc đẩy các hoạt động KH&CN đóng góp tích cực cho phát triển nền kinh tế đất nước và hội nhập.
(Theo most.gov.vn)
,