221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1249603
Sự lan truyền HIV/AIDS khi tai nạn
0
Article
null
Sự lan truyền HIV/AIDS khi tai nạn
,

Ai cũng biết rằng, căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS lan truyền bằng 2 con đường chính: quan hệ tình dục (qua tinh trùng và chất nhờn ở người phụ nữ) và qua sự tiếp xúc với máu của người nhiễm bệnh mà thường không truyền qua nước bọt, nước mắt…

Người ta thường không để ý đến một nguyên nhân không hề ít là tai nạn. Bác sĩ Denis Kintu, một chuyên gia về bệnh HIV/AIDS, Bệnh viện Mulago cho biết: “Khi một tai nạn xảy ra, thường có chảy máu. Khả năng máu của những nạn nhân tiếp xúc với nhau rất cao và do vậy khả năng truyền bệnh cũng cao”.

Cấp cứu nạn nhân. (Ảnh minh họa)
Cấp cứu nạn nhân. - Ảnh: zimbio.com


Bác sĩ Denis Kintu giải thích tiếp: “Người bị thương có thể nhiễm virus HIV từ máu của người cùng bị thương với mình và cũng có những trường hợp bị nhiễm từ người cho máu khi cấp cứu”. Như vậy, tai nạn vốn đã xấu, còn trở nên xấu hơn nếu vì vậy mà mắc thêm một bệnh cho đến nay chưa có cách chữa.

Sự truyền virus tại nơi xảy ra tai nạn 

Bác sĩ Arthur Ssesanga, cũng là một chuyên gia về HIV/AIDS thuộc Trung tâm Y học quốc tế cũng nhận định, chỉ một sự tiếp xúc ngắn ngủi và vô tình nào đó không ai nhận thấy cũng là nguyên nhân lây nhiễm HIV. Khi không có vết thương hở nghĩa là không có máu chảy ra thì cũng đừng vội nghĩ rằng hoàn toàn không nguy hiểm. Virus HIV có thể thâm nhập vào máu qua màng nhầy ở mắt, mũi và miệng. Bằng nghiên cứu và thống kê của chính mình qua quá trình điều trị, bác sĩ Kintu cho hay: 0,3% nguy cơ lây nhiễm HIV là qua da bị trầy xước do đụng chạm phải một vật sắc nhọn; 0,1% nguy cơ lây nhiễm qua da hoàn toàn không bị tổn thương, và 0,09% qua màng nhầy”. 

Do vậy để đề phòng sự lan truyền HIV, bạn cần tự bảo vệ mình tránh mọi sự tiếp xúc với những chất lỏng (dịch) ở cơ thể người mà bạn chưa biết họ có nhiễm HIV/AIDS hay không.

Nếu bạn cấp cứu nạn nhân 

Đối với những người chứng kiến một tai nạn xảy ra, vì lòng ngân đạo và nghĩa vụ công dân, bạn phải cấp cứu nạn nhân, các bác sĩ đưa ra những lời khuyên sau đây: 

- Luôn luôn áp dụng các biện pháp bảo vệ đơn giản nhất như đeo găng, nếu không nên lồng tay vào một bao polietilen mỏng để tránh tiếp xúc với máu nạn nhân. Nếu không, chính bạn có thể bị lây nhiễm hoặc làm lây nhiễm sang người khác. 

- Cùng với găng tay, bạn cần đeo khẩu trang và kính bảo vệ mắt. 

- Khi giúp đỡ vận chuyển nạn nhân, đưa nạn nhân đi cấp cứu, bạn cần bảo đảm không để máu nạn nhân này dây sang bệnh nhân khác, đặc biệt khi nạn nhân đều bị vết thương hở.

Xử lý 

Để bảo đảm an toàn và không băn khoăn liệu mình trong lúc nào đó có khả năng tiếp xúc với virus, bạn có thể đến bệnh viện để xin thuốc phòng bệnh gọi là thuốc PEP (Post Exposure Prophylaxxis – phòng bệnh sau khi có tiếp xúc) trong vòng từ 24 đến 72 giờ, đồng thời vệ sinh toàn bộ cơ thể. 

Bảo vệ khỏi bị tiếp xúc máu là biện pháp then chốt để ngăn cản sự lan truyền HIV khi gặp tai nạn.

  • B.C (Theo Sunday Monitor)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,