221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1250393
Những mốc quan trọng về biến đổi khí hậu
0
Article
null
Những mốc quan trọng về biến đổi khí hậu
,

Hội nghị của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP-15) sẽ diễn ra tại Copenhagen (Đan Mạch) từ ngày 7/12 đến 18/12 tới, với sự tham dự của 192 nhà lãnh đạo từ các quốc gia trên toàn thế giới.

Mô tả ảnh.
Bức tượng Nàng tiên cá nhỏ ở Copenhagen, Đan Mạch - Ảnh: GETTY IMAGES

Trong 11 ngày diễn ra hội nghị, các đại biểu sẽ thảo luận nhằm đưa ra giải pháp về một thỏa thuận quốc tế sau khi Nghị định thư Kyoto sắp hết hạn. Để giúp bạn hiểu thêm về lịch sử của biến đổi khí hậu, tờ Telegraph đã liệt kê một số mốc quan trọng trong quá trình tìm cách giải quyết vấn đề này...

6/1992: Tại Hội nghị thượng đỉnh Thế giới tại Rio De Janero năm 1992 là một bước ngoặt trong việc tìm ra giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu. Tại hội nghị này, Chính phủ các nước tham gia đã nhất trí với công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC). Mục đích quan trọng của công ước này là ổn định nồng độ của các khí nhà kính trong bầu khí quyển ở mức độ sao cho không làm nhiệt độ Trái đất tăng thêm nữa. Cho tới thời điểm hiện tại, đã có 192 quốc gia ký vào bản hiệp ước này.

12/1997: Nghị định thư Kyoto được thông qua. Các nước phát triển cam kết sẽ giảm ít nhất 5% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào 2012, nhưng Mỹ – nước thải ra khí CO2 nhiều thứ 2 trên thế giới, đã ngay lập tức tuyên bố không thông qua hiệp ước này. Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc chỉ chỉ chấp nhận một cách không chính thức bản hiệp ước này.

1998: Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino có cường độ mạnh cùng với sự nóng lên toàn cầu khiến năm này trở thành năm nóng nhất trong lịch sử từ trước tới nay, theo tổ chức bảo vệ môi trường WWF. Nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 1998 cao hơn 0,52oC so với nhiệt độ trung bình toàn cầu giai đoạn 1961-1990 (mốc thời gian chung thường được sử dụng làm chuẩn so sánh).

2003: Xảy ra đợt nắng nóng nhất ở châu Âu tính tới thời điểm đó. Nhiệt độ tăng đột ngột đã khiến 300 nghìn người ở lục địa già bị tử vong. Sau đó, các nhà khoa học đã kết luận nguyên nhân của đợt nắng nóng này là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

2006: Trong bản báo cáo của mình về biến đổi khí hậu, Tiến sĩ Lord Stern, chuyên gia hàng đầu kinh tế người Anh đã kết luận rằng "Biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại đến GDP toàn cầu đến 20% nếu không cố gắng khắc phục - trong khi đó những cố gắng giảm tác nhân gây ra biến đổi khí hậu chỉ làm giảm 1% GDP toàn cầu".

2007: Báo cáo Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) đánh giá và đưa ra kết luận rằng hơn 90% tác nhân gây ra biến đổi khí hậu ngày nay là do hoạt động của con người trong đó bao gồm các khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

2007: IPCC và cựu Phó Tổng thống Mỹ, Al Gore nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình cho những nỗ lực của họ trong việc xây dựng và tuyên truyền lượng kiến thức to lớn hơn về biến đổi khí hậu và tạo dựng nền tảng cho các biện pháp cần thiết nhằm khắc phục các sự thay đổi tiêu cực.

12/2007: Tại các cuộc đàm phán do Liên hợp quốc tổ chức tại Bali (Indonesia), Chính phủ các nước bàn thảo những lộ trình tiếp theo sau khi Hiệp định Kyoto hết hạn. Cuối cùng các nhà lãnh thế giới đã thống nhất đề ra lộ trình Bali trong hai năm với mục đích xây dựng xong một hiệp ước toàn cầu mới và dự kiến sẽ được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen sắp tới. Những vấn đề cần được quyết định bao gồm đưa ra mục tiêu cắt giảm khí nhà kính, huy động tài chính để giúp đỡ các nước nghèo đối phó với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chia sẻ công nghệ sạch với các nước đang phát triển.

11/2008: Hai tháng trước khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Barack Obama cam kết chính quyền mới của ông sẽ tham gia tích cực hơn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của nhân loại. Điều này mang lại những hy vọng tích cực trong việc giải quyết vấn đề biến đối khí hậu. Bởi vì từ trước tới nay, Mỹ vẫn phớt lờ các hội nghị về biến đổi khí hậu.

2009: Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nước thải ra nhiều khí nhà kính nhất thế giới mặc dù lượng khí thải trên tính theo đầu người của Mỹ vẫn cao hơn nhiều so với ở Trung Quốc.

12/2009: 192 Chính phủ các quốc gia tới Copenhagen tham dự Hội nghị của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP-15) vào tháng 12/2009 này nhằm đưa ra giải pháp về một thỏa thuận quốc tế sau khi Nghị định thư Kyoto sắp hết hạn. Các nước giàu sẽ phải cam kết cắt giảm lượng khí CO2, trong khi các nước đang phát triển như Trung Quốc cũng phải có những hành động tương tự. Tại hội nghị này, các nhà lãnh đạo thế giới cũng thảo luận về sáng kiến đánh thuế khí CO2 nhằm giảm nhu cầu sử dụng nguyên liệu hóa thạch đồng thời lấy kinh phí để hỗ trợ các nước nghèo đối phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

  • Hà Hương (Theo Telegraph)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,