Một nghiên cứu do tiến sĩ Tolga Atay và các đồng nghiệp Trường Đại học Demirel (Thổ Nhĩ Kỳ), đã kết luận: Tiếp xúc lâu ngày với sóng điện từ của điện thoại di động có thể làm loãng xương, tác động tiềm tàng đến kết quả phẫu thuật sau ghép xương.
Ảnh minh họa. (Nguồn: kinh te 24h.com
Nhóm nghiên cứu đo mật độ xương vành trên xương chậu ở 150 nam giới. Những người này dùng điện thoại và mang điện thoại ở thắt lưng.
Họ tiến hành đo bằng kỹ thuật dual x-ray absorptiometry, tương tự kỹ thuật đo mật độ xương ở những bệnh nhân loãng xương và các chứng bệnh về xương khác.
Độ dày của xương được so sánh ở 122 người đàn ông mang điện thoại bên phải, 28 người mang điện thoại bên trái, và ngược lại. Những người này mang theo điện thoại trung bình 15h mỗi ngày, sử dụng di động trung bình 6 năm.
Kết quả cho thấy một sự giảm nhẹ mật độ xương ở cánh hông, nơi những người này mang điện thoại. Số liệu thống kê không cho thấy nhiều khác biệt đáng kể, và không chạm mức loãng xương như những bệnh nhân mắc chứng loãng xương.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng, nam giới tuổi trung bình 32 sẽ xuất hiện nguy cơ loãng xương với nhiều hậu quả về sau. Kết quả nghiên cứu nêu lên khả năng bất lợi đối với mật độ của xương do sự tác động của sóng điện từ phát ra từ điện thoại di động.
Khung xương chậu là nguồn cung cấp xương chính cho ghép xương, vì vậy bất kỳ sự sụt giảm mật độ nào của xương cũng có ảnh hưởng quan trọng đến sự phục hồi sau phẫu thuật.
Atay và các đồng nghiệp kết luận: “Tốt hơn hết, hàng ngày chúng ta nên để điện thoại càng xa cơ thể càng tốt”.
-
Theo KH-ĐS