221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1229193
Sông Mê Công:Tài sản chung, trách nhiệm chung mọi quốc gia
1
Article
null
Sông Mê Công:Tài sản chung, trách nhiệm chung mọi quốc gia
,

Việc khai thác nguồn nước sông Mê Công đang đặt ra những bài toán nhức nhối về điều hoà quyền lợi giữa các quốc gia trên dưới dòng chảy Mê Công.  Hơn lúc nào hết, luật lệ và mối bang giao hoà hảo quốc tế, lương tâm của mỗi dân tộc với toàn nhân loại, trách nhiệm của mỗi quốc gia với cộng đồng thế giới đang lên tiếng...

Bởi vì sông Mê Công là tài nguyên thiên nhiên chung, nguồn sống chung của hàng chục triệu con người, là chiếc nôi văn hoá đa dạng nhất trên thế giới, niềm kiêu hãnh lớn lao của các dân tộc, các quốc gia sống dọc dòng sông mẹ vĩ đại này. 

 

Sông Mê Công: Thiên nhiên và con người

 

Lưu vực sông Mê Công trải dài qua lãnh thổ 6 nước Trung quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Với chiều dài 4.800km và diện tích 795.000 km2, lưu vực sông Mê Công rộng gần bằng nước Pháp và Đức cộng lại. Sông Mê Công bắt nguồn trên vùng núi cao 5000 m của Cao nguyên Tây Tạng, chảy qua 6 vùng địa lý với các đặc điểm cao độ, địa hình và thảm phủ khác nhau.

 

Nguồn tài nguyên quan trọng và dồi dào nhất của lưu vực Mê Công là nước và đa dạng sinh học. Sự đa dạng sinh học của các loài động thực vật của lưu vực Mê Công chỉ xếp sau lưu vực Amazon ở Nam Mỹ. Dòng chảy của sông Mê Công rất dồi dào nuôi dưỡng vùng đất ngập nước và rừng rộng lớn, vận chuyển và cung cấp vật liệu xây dựng, thuốc và lượng thực và là môi trường sinh sống cho hàng ngàn loài động thực vật. Nguồn thuỷ sản của lưu vực Mê Công rất dồi dào với tổng sản lượng cá đánh bắt hàng năm lên tới 1,45 tỷ đô la Mỹ. Trong lưu vực Mê Công có nhiều khoáng sản như thiếc, đồng, quặng sắt, khí ga tự nhiên, Kali Cacbonat và đá quí.

 

Vùng hạ lưu vực sông Mê Công thuộc 4 nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam là quê hương của 65 triệu người với trên 100 dân tộc khác nhau sinh sống làm thành một trong những vùng đa dạng văn hoá nhất trên thế giới. Đa số dân cư trong lưu vực là nông dân và ngư dân và đều sống ở mức nghèo. Khoảng 1/3 dân số có thu nhập ít hơn vài đô là một ngày.

 

Nguồn sống hàng triệu con người

 

Mô tả ảnh.

Bản đồ sông Mê Công. Ảnh: travelet.com.

Nông dân trong lưu vực sản xuất một lượng lúa đủ nuôi sống 300 triệu người trong 1 năm. Khoảng 85% dân số trong lưu vực làm nông nghiệp và ngư nghiệp.

 

Nông dân trong lưu vực Mê Công đã bắt đầu canh tác ruộng nước từ thế kỷ thứ nhất. Ngày nay, hàng ngàn nông dân đã có cơ hội canh tác 2 đến 3 vụ trong một năm trên vùng đất do khoảng 12.500 hệ thống cấp nước tưới. Yếu tố giá cả nông phẩm đã dần dần chuyển người dân từ canh tác lúa sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

 

Lưu vực sông Mê Công là một trong những vùng có sản lượng cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Trong lưu vực có trên 1300 loài cá sinh sống và chế độ dòng chảy dao động theo mùa đã cung cấp môi trường và thức ăn cho các loài động vật thuỷ sinh của lưu vực. Ước tính người dân trong lưu vực tiêu thụ khoảng nửa triệu tấn cá một năm. Ngành thuỷ sản không chỉ mang lại việc làm và thu nhập cho ngư dân mà còn là còn mang lại việc làm cho hàng ngàn người khác làm các nghề liên quan đến thuỷ sản như sản xuất thức ăn cho cá, làm lưới và công cụ đánh bắt, sửa chữa tàu thuyền…

 

Nguồn năng lượng,  mạch giao thông

 

Theo ước tính, trữ lượng thuỷ điện vùng hạ lưu vực sông Mê Công là 30.000 MW. Các công trình thuỷ điện đã có trong lưu vực Mê Công (qua lãnh thổ Lào) đạt công suất 3.200 MW.

Tuy nhiên các hồ chứa, công trình thuỷ điện cũng là một đề tài có nhiều tranh cãi trong thập kỷ qua và các Chính phủ đang dứng trước bài toán phức tạp - cung cấp năng lượng cho phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

 

Mô tả ảnh.

Trên sông Cửu Long. Ảnh: hotinhtam.com

Như hàng ngàn năm trước, trong lưu vực sông Mê Công, sông suối là đường vận chuyển chính. Trên 1/3 dân số sinh sống ven sông ở Lào và Campuchia sống cách đường bộ trên 10 km.

 

Có 25 cảng lớn trên dòng chính Mê Công và trừ khoảng 14 km sông gần thác Khone ở biên giới Lào – Campuchia thì gần như toàn bộ dòng chính Mê Công đều có thể đi lại bằng tàu thuyền. Sau nhiều thập kỉ xáo trộn, việc xây dựng hệ thống đường cao tốc châu Á bắt đầu khởi động liên kết các thành phố chính trong lưu vực. Hiện có 6 cây cầu bắc qua sông Mê Công và các dòng nhánh và đang có 6 cây cầu khác đang được lên kế hoạch hoặc đang xây dựng. 

 

Đưa các dân tộc đến gần nhau

 

Khi các quốc gia trong lưu vực Mê Công tiến vào kỷ nguyên hợp tác hoà bình, thì nhiệt độ phát triển tăng lên nhanh chóng. Kim ngạch thương mại của 6 nước trong lưu vực tăng nhanh. Năm 2001, tổng kim ngạch trao đổi thương mại thông qua giao thông thuỷ trên hạ lưu sông Mê Công ước tính đạt 4,7 tỷ đô la Mỹ.

Cùng với sự gia tăng các hoạt động thương mại và hệ thống giao thông được cải thiện, ngành du lịch trong lưu vực bắt đầu phát triển. Các cảnh đẹp thiên nhiên, sự thần bí và đa dạng về văn hoá của lưu vực đang thu hút hàng ngàn du khách đến lưu vực. Ngân hàng Phát triển Châu Á, ESCAP, UNESCO và Tổ chức Thương mại Quốc tế đang quan tâm đến phát triển du lịch trong vùng...

 

(Còn nữa)  

 

    Quan điểm của VN về vấn đề khai thác sông Mekong

Ngày 9/7, trả lời câu hỏi đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam đối với việc các nước xây dựng các đập thủy điện tại Thượng nguồn sông Mekong, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng cho biết: “Là một nước nằm trong khu vực tiểu vùng sông Mekong, Việt Nam rất quan tâm đến những thông tin về tác hại của việc khai thác sông Mekong tới dòng chảy của sông và môi trường sinh thái, đặc biệt là đối với các nước hạ lưu.

Mekong là sông quốc tế, việc khai thác dòng sông này cần tính đến lợi ích của các nước trong lưu vực, bảo vệ môi trường, nguồn nước và dân cư sinh sống dọc bờ sông Mekong.

Việt Nam đang tích cực phối hợp với các nước thành viên trong Uỷ hội sông Mekong quốc tế xây dựng các dự án, chương trình hợp tác nhằm bảo vệ và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn nước dòng sông Mekong. Đồng thời, Việt Nam mong muốn các nước liên quan hợp tác theo hướng đó để đáp ứng lợi ích, yêu cầu phát triển bền vững của các nước trong lưu vực sông Mekong”.

 

  •     PV (Theo VNMC/VOV)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,