221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1161028
Chuyện ăn uống của chim, thú cũng lắm công phu
1
Article
null
Chuyện ăn uống của chim, thú cũng lắm công phu
,

 - Hàng ngày, tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn các nhân viên đã phải chuẩn bị rất công phu nhiều loại thực đơn cho các loài chim, thú. Có những loài thú ăn tới hàng trăm kilogam thức ăn nhưng có loài chỉ ăn vài gram cám mỗi ngày.

Thú ăn nhiều: 200kg thức ăn/con, ăn ít: vài gram!

Voi (tên khoa học: Elephantidae) là loài mang thai lâu nhất (15 tháng), cũng là loài tiêu thụ thức ăn nhiều nhất trong sở thú. Voi cũng là con vật nặng kí nhất trong sở thú. Để nuôi sống cơ thể vĩ đại của mình, một chú voi trong sở thú ăn gần 200kg thức ăn mỗi ngày, trong đó hơn 150kg là cỏ, rau, quả.

Khách du lịch, sinh viên tìm hiểu bữa ăn của sư tử. Ảnh: V.G
Voi hiện nay là động vật được bảo vệ, và việc nuôi nhốt như là động vật cảnh bị cấm trên toàn thế giới. Ngược lại với khả năng ăn nhiều của voi là những chú vẹt, rồng đất, thức ăn chỉ vài gram cám mỗi ngày. Rồng đất chỉ ăn vài con châu chấu.

Ăn chỉ thua kém voi là tê giác trắng. Mỗi ngày, tê giác ăn hơn 100kg cỏ chưa kể rau, củ, quả, cám ăn dặm thêm.

Các chim, thú, bò sát… trong Thảo Cầm Viên được chia theo nhóm làm 2 lần cho ăn. Những con vật ăn lá cây, cỏ, củ quả, cám… sẽ được ăn từ 10 giờ sáng, và có thể có thêm thức ăn dự trữ lai rai trong ngày khi đói.

Những con vật ăn thịt như cọp, beo, sư tử… sẽ được ăn vào 3 giờ chiều. Có một xe tải nhỏ chở 3 nhân viên đi đưa bữa ăn từ nhà bếp tới tất cả các chuồng thú.

Để đảm bảo việc ăn uống cho gần 900 chim, thú, bò sát trong Thảo Cầm Viên, cần có 8 người phụ trách nhà bếp. Hầu hết thức ăn của chúng là thức ăn sẵn (cám) hoặc thịt sống, trái cây… chỉ cần chú ý khâu nhận và sơ chế.

Bác sĩ thú y Phạm Anh Dũng, Đội trưởng Đội Động vật của Thảo Cầm Viên cho hay, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các loài, sau khi nhận thức ăn từ nhà phân phối, tất cả thức ăn trong ngày đều được dự trữ mẫu đúng quy trình trước khi sơ chế (mỗi loại thức ăn giữ lại một ít để kiểm nghiệm nếu có sự cố), sau đó vệ sinh đưa cho thú ăn.

Sư tử ăn 7kg thịt bò mỗi ngày. Ảnh: V.G

Các nhà phân phối thức ăn được chọn rất kỹ như VISSAN, Công ty Rau củ quả TP.HCM… chứ không mua rau củ, cá thịt ở chợ để đảm bảo tốt chất lượng thức ăn cho thú.

Vì thế, chưa bao giờ có trường hợp tiêu chảy, ngộ độc thức ăn ở Thảo Cầm Viên. Ở vườn thú các quốc gia khác đều rất tối kị điều này. Ông Dũng nói.

Cho hổ ăn vất vả nhất

Theo anh Nguyễn Văn Nghĩa, nhân viên tổ thú dữ, việc cho ăn vất vả nhất là đối với hổ (tên khoa học là Panthera tigris). Bởi đặc tính loài hổ rất hung dữ khi đói mồi. Để cho hổ ăn, nhân viên tổ thức ăn phải móc thịt vào ròng rọc, đứng cách xa chuồng gần 1mét, kéo vào cho chúng.

Phải bắc thang và đứng cách xa, sử dụng ròng rọc đưa thịt xuống chuồng hổ vì chúng rất dữ khi đói. Ảnh: V.G

Ở rừng, thức ăn của chúng chủ yếu là các động vật ăn cỏ cỡ trung bình như hươu, nai, lợn rừng, trâu. Ở Thảo Cầm Viên, hổ được ăn thịt bò, vì đây là thức ăn nhiều dinh dưỡng, hợp khẩu vị của chúng. Đôi khi, để các con vật khỏi bị cảm giác ngán, chúng được đổi sang thịt heo. Mỗi ngày, một con hổ trưởng thành ăn 10kg thịt bò.

Hiện nay, vì hổ có nhiều giá trị về da, xương, lông… nên nạn săn bắt, buôn bán hổ khiến số lượng loài động vật quý hiếm này giảm 95% so với đầu thế kỷ XX. Việt Nam có khoảng 200 con hổ. Loài hổ đã được đưa vào danh sách các loài đang gặp nguy hiểm.

Cùng chế độ ăn giống hổ là chúa sơn lâm sư tử (tên khoa học là Panthera leo). Trong tự nhiên, con mồi của chúng bao gồm ngựa vằn, trâu Hảo Vọng, hươu cao cổ, hà mã trưởng thành, và thậm chí là voi gần trưởng thành. Trong Thảo Cầm Viên, sư tử và hổ cùng ăn thịt bò giống nhau. Một con sư tử trưởng thành ăn ít hơn con hổ trưởng thành khoảng 3-4kg thịt trong ngày.

Uy danh chúa sơn lâm nhưng trong Thảo Cầm Viên sư tử rất thuần tính. Trước giờ ăn, hình ảnh chúa sơn lâm nô đùa với một khúc gỗ, một bánh xe trở nên đáng yêu trong mắt du khách. Chúng chỉ còn thói quen tập tính: khi bỏ thịt bò vào máng ăn, sư tử sẽ ngoạm miếng thịt đặt lên bàn ăn của mình là những khúc gỗ nhỏ ghép lại với nhau để nhấm nháp bữa ăn của mình.

Anh Nghĩa cho biết thêm, đôi khi các con thú cũng đỏng đảnh, trái nết. Chủ yếu rơi vào lúc chúng “dậy thì”, động đực. Những lúc ấy, người cho thú ăn phải gọi thật ngọt tên chúng để dỗ dành. (Hầu hết con thú trong Thảo Cầm Viên có tên gọi thân mật như Phi Phi, Văn Văn (tên hai con tê giác trắng).

Tưởng đơn giản, nhưng để đảm bảo những bữa ăn tốt cho sự phát triển của chim, thú, không chỉ là sự cẩn thận, mất công từ sáng đến tối của các nhân viên nhà bếp với nhiều thực đơn khác nhau, nhân viên sở thú còn cần đọc sách, tìm hiểu thêm chế độ ăn uống của các loài, anh Cao, tổ trưởng tổ móng guốc cho biết. 

Điều thú vị là, những giờ ăn, việc cho các chim, thú trong Thảo Cầm Viên luôn thu hút nhiều sự tò mò của khách tham quan. Đây còn là những giờ học thực tế hữu ích cho học sinh và sinh viên các trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Nông lâm...

  • Vinh Giang
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,