- Sắp tới, sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) các địa phương sẽ phải công bố công khai các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận trong kinh doanh xăng dầu trên cả nước. Ông Trần Minh Dũng, Chánh thanh tra Bộ KH&CN đã cho biết như trên vào chiều 9/9.
Ngoài ra, ông Dũng còn cho biết thêm, thanh tra sở KH&CN các địa phương cũng như thanh tra Bộ KH&CN sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất các tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu (thay vì có thông báo trước như trước đây). Bộ cũng sẽ tập trung kiểm tra các đơn vị nghi vấn, chứ không kiểm tra dàn trải như trước.
Đối với vấn đề làm thế nào để phân biệt được hành vi trộn loại xăng có trị số ốctan thấp với xăng có trị số ốctan cao hơn (M92), nhưng vẫn niêm yết giá và bán với giá chung là M92; hoặc có cơ sở ghi bán xăng M92, nhưng trị số ốctan là nhỏ hơn M92, ông Dũng cho biết, chỉ có thể phân biệt bằng cách lấy mẫu gửi tới các trung tâm kiểm nghiệm thì mới cho kết quả chính xác nhất. Vì thế, nếu người tiêu dùng nghi ngờ hoặc phát hiện cơ sở kinh doanh xăng dầu nào có dấu hiệu vi phạm hãy báo ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời có biện pháp xử lí.
Lập biên bản sai phạm quả tang cùng với chip điện tử để gian lận đo lường khi bán xăng dầu (Ảnh: Thanh sở KH&CN Gia Lai)
Tuy nhiên, ông Dũng cũng thừa nhận, ý kiến phản ảnh của một số Sở KH&CN tại các địa phương cho rằng không thể ngăn chặn ngay xăng dầu kém chất lượng do thời gian lấy mẫu xét nghiệm quá lâu (từ vài ngày đến cả tuần). Điều đó đã dẫn đến tình trạng, khi có kết quả xét nghiệm thì các cơ sở đã bán hết số xăng dầu đó. Theo ông Dũng, không thể một sớm một chiều là có thể khắc phục được một cách hoàn toàn. Bởi hệ thống kỹ thuật kiểm nghiệm chỉ số ốctan không phải nơi đâu cũng có thể lắp đặt được do chi phí quá lớn cũng như cần thời gian đào tạo nhân lực phục vụ công tác kiểm nghiệm. Vì vậy, nếu đòi hỏi hệ thống kiểm định chuyên nghiệp như của các nước tiên tiến thì chưa thể có ngay tại thời điểm này.
Hiện mức phạt dành cho hành vi sử dụng phương tiện đo không đạt yêu cầu về đo lường do lắp thêm thiết bị điều chỉnh sai số của phương tiện đo nhằm có lợi cho người bán sẽ bị xử phạt từ 13-20 triệu đồng, đồng thời, tịch thu phương tiện và thiết bị hành nghề. Nếu cố tình tái phạm, sẽ bị yêu cầu đình chỉ kinh doanh, nặng hơn là rút giấy phép hành nghề và chuyển sang khởi tố hình sự.
- Tổng số các cơ sở kinh doanh xăng dầu, gas được thanh tra 1.512 cơ sở, trong đó 1312 cơ sở kinh doanh xăng dầu; 200 cơ sở kinh doanh gas. Các địa phương tiến hành thanh tra nhiều cơ sở kinh doanh xăng dầu, gas trên địa bàn như: Cà Mau, Gia Lai, Nghệ An. Thanh Hóa… - Phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính về đo lường và chất lượng đối với 255 cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt gần 1 tỷ đồng. Trong đó Gia Lai xử phạt 71 cơ sở vi phạm với số tiền là 224.500.000 đồng; An Giang xử phạt 36 cơ sở với số tiền 56.000.000 đồng; Hưng Yên phạt 24 cơ sở với số tiền phạt 50.000.000 đồng… - Đặc biệt, đã phát hiện hành vi sử dụng phương tiện đo không đạt yêu cầu về đo lường do lắp thêm các thiết bị điều chỉnh sai số của phương tiện đo có lợi cho người bán như: Đắc Lắc phát hiện 02 cửa hàng kinh doanh xăng dầu gian lận bằng cách sử dụng IC với mã số bí mật được cài đặt có thể điều khiển qua bàn phím cột bơm hoặc bằng cách đóng, ngắt công tắc điện gây sai số tới 5,6%; Gia Lai phát hiện 3 cơ sở gian lận trong đo lường xăng dầu bằng cách lắp bảng vi mạch điện tử gây sai số đến 9,3%. Hiện tượng tương tự cũng đã được phát hiện tại Hưng (Nguồn: Thông báo số 2109/BKHCN-Ttra ngày 3/9/2008 của Bộ KH&CN về "Kết quả 02 tháng triển khai chuyên đề về đo lường, chất lượng xăng dầu, gas năm 2008" )
Nhiều đơn vị, cơ sở kinh doanh xăng dầu bị phát hiện vi phạm
Theo thống kế chưa đầy đủ, tính đến ngày 17/8/2008, qua tổng hợp số liệu của 48 tỉnh/thành phố, đợt thanh tra chuyên đề đã đạt được một số chỉ tiêu cụ thể.
- Mai Loan