221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1030936
Nghiên cứu tế bào gốc: Cần có phản biện nước ngoài
1
Article
null
Nghiên cứu tế bào gốc: Cần có phản biện nước ngoài
,

 - Nghiên cứu tế bào gốc là lĩnh vực nghiên cứu mới. Vì thế, nên mời chuyên gia nước ngoài phản biện để đánh giá chính xác đề tài nghiên cứu

Đó

images1493700_mat.jpg

Đôi mắt của bệnh nhân sau hai tuần được điều trị liệu pháp tế bào gốc có thể đếm được ngón tay ở cách xa 2m. Ảnh: Công Toại.

là ý‎ kiến của ThS. BS Hồ Mạnh Tường - Tổng Thư ký Hội Nội tiết Sinh sản và Vô sinh TP.HCM tại buổi nghiệm thu giai đoạn 1 đề tài “Nghiên cứu ứng dụng tế bào vùng rìa giác mạc và bước đầu biệt hóa tế bào gốc máu cuống rốn người”.

Đề tài trên đã được nghiệm thu giai đoạn một tại Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM vào ngày 1/2

Đề tài đã được phê duyệt tổng kinh phí 830 triệu đồng với thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2006 đến 12/2008.

Trong giai đoạn 1, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được các quy trình nuôi cấy tế bào vùng rìa giác mạc theo tiêu chuẩn thế giới, nuôi cấy tế bào niêm mạc má dùng điều trị bệnh lý giác mạc. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu bước đầu đã biệt hóa tế bào gốc máu cuống rốn thành nguyên bào xương. 

TIN LIÊN QUAN
Trong giai đoạn một, nhóm nghiên cứu đã đạt được thành tựu bước đầu: Ghép tế bào gốc từ niêm mạc miệng của chính bệnh nhân thành kết mạc (màng bảo vệ bề mặt con mắt). Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu, mắt một trong hai bệnh nhân đang có diễn tiến khả quan sau ghép. Sau khi được ghép tự thân bằng tế bào của chính mình, bệnh nhân này đã có thể đếm được ngón tay ở cách xa 1m. Sau hai tuần, khoảng cách đó đã là 2m.

Tuy nhiên, theo ThS. BS Hồ Mạnh Tường, thành viên trong Hội đồng nghiệm thu đề tài do Sở KH-CN TP.HCM lập, nhiều quy trình đã được nhóm nghiên cứu của đề tài xây dựng và gần như lần đầu tiên ứng dụng tại Việt Nam, nên có thể chuyên gia trong nước không có khả năng đánh giá chính xác các quy trình đó đã đạt chuẩn hay có thể ứng dụng đại trà được chưa.

ThS. BS Hồ Mạnh Tường tỏ ra e ngại khi cho rằng, các nhà khoa học trong nước có thể xây dựng được các quy trình nuôi, ghép tế bào gốc nhưng có thể chúng đã… lạc hậu hoặc không có khả năng ứng dụng do không được cập nhật!

Một ca phẫu thuật mắt ở BV Mắt TP.HCM. (Ảnh: H. Cát)
Chính vì thế, ông cho rằng cần phải mời chuyên gia nước ngoài phản biện và có thể phản biện… từ xa(!).

"Họ có thể đến Việt Nam để nhận xét hay chỉ cần gửi một bảng nhận xét về nghiên cứu này dựa trên những gì họ biết được. Như vậy, chúng ta mới xác định được nhóm nghiên cứu đã thật sự đạt được mục tiêu mình đặt ra chưa”, Ths. BS. Hồ Mạnh Tường nói.

Trong khi đó, GS. TS Trương Đình Kiệt - Phó Hiệu trưởng ĐH Y Dược TP.HCM, chủ tịch hội đồng nghiệm thu đề tài trên - cũng nhận xét, lợi ích ứng dụng từ đề tài “Nghiên cứu ứng dụng tế bào vùng rìa giác mạc và bước đầu biệt hóa tế bào gốc máu cuống rốn người" của các nhà khoa học ở TP.HCM là rất to lớn.

Nhưng GS. TS Trương Đình Kiệt cũng cho rằng, đây là một đề tài có nội dung nghiên cứu khá mới mẻ, không chỉ ở Việt Nam, mà còn cả quốc tế. Vì thế, ông khuyến khích nhóm nghiên cứu viết bài báo khoa học gửi các tạp chí quốc tế chuyên ngành .

  • H. Cát
    Ý kiến của Bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,