221
484
Giảng đường
chuyengiangduong
/giaoduc/chuyengiangduong/
1258264
"Thế hệ chúng tôi bất cần đạo lý"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
'Thế hệ chúng tôi bất cần đạo lý'
,

LTS: - “Vâng, thế hệ chúng tôi bất cần đạo lý” - nữ sinh Daria Generalenko “tiết lộ” tại hội thảo văn học diễn ra trong một phòng đọc sách thiếu nhi ở Sotchi (Nga). Cô cho rằng người hùng của mỗi thiếu nữ trong thời đại này là một trang công tử đẹp giai, học giỏi, con nhà giàu.

Văn học Nga đang trải qua những biến đổi rõ rệt trong mắt bạn đọc. Nhiều nhà văn Nga hiện đã không thể, hoặc không muốn, vào vai “kỹ sư tâm hồn”, vai nhà tiên tri dẫn đường chỉ lối, vai người tìm tòi ngọn nguồn của thế sự và “chở đạo”, chuyển tải nền tảng đạo đức của lịch sử dân tộc. Nhưng nhiều người đọc Nga, theo thói quen, vẫn chờ đón ở nền văn học những “cẩm nang” cho hành trang vào thiên niên kỷ mới. Bài viết mang tựa đề: “Văn học Nga đương đại: Hình tượng anh hùng đã tàn héo, phôi pha” được cộng tác viên Lê Đỗ Huy tổng hợp từ báo chí Nga đề cập tới vấn đề này. Dưới đây là nội dung bài viết.

d
Vasily Lanovoy trong phim "Cánh buồm đỏ thắm"và trong vai Paven Korchagin trong phim "Thép đã tôi thế đấy".
Anh hào tỏ mặt

Tạo đà cho một diễn đàn theo chủ đề “Hình tượng tiêu biểu của văn học Nga hiện đại”, nhưng Olga Odisharova, sinh viên Học viện Khoa học Xã hội Hắc Hải lại chọn cách “dội gáo nước lạnh”: “Tất cả những pho anh hùng ca và văn học lãng mạn chỉ là những phóng tác về những kẻ ngụy quân tử, hoặc những bài hát ru (vào giấc ngủ của hy vọng viển vông)” - Cô phản bác kinh điển văn học Nga. Olga chỉ ra rằng người hùng của cả đời sống lẫn văn học Nga hiện nay là các “đầu sỏ chính trị (oligard), nhân viên KGB, đầu gấu, bọn “skin” (đầu trọc), và các anh hùng lao động tư bản chủ nghĩa”…

Cuộc hội thảo văn học này diễn ra trong một phòng đọc sách thiếu nhi ở Sotchi.

Nữ sinh Dasha Geralenko, sớm sắc sảo như Tamara Kraptchenko trong Tuổi 17 (của tác giả German Metveev), đưa ra nhận định về chủ nghĩa anh hùng Nga hiện đại như sau: “Thời đại này đâu phải của những anh hùng của một “Thời gian khổ” (Dikens) nữa … Những người hùng nếu có, là chính khách chơi trò “cả vú lấp miệng em” (trong không gian chính trị Liên Xô cũ), những “dê già” cầm tiền khua “trống bỏi”, những chàng trai chấp nhận lấy phụ nữ hai con để khỏi phải đăng lính đánh nhau, những cảnh sát chơi trò “công an đi bắt quân gian … bang bang”, những tiểu thư chán đời “phê” cho đã … Đó mà là chủ nghĩa anh hùng ư?

Inna Rydina cũng không đề cập hình tượng anh hùng kinh điển “giữa đường thấy việc bất bằng chẳng tha”. Cô mở rộng đề tài các antihero (phản anh hùng): Nhiều người trong họ như đà điểu vùi đầu trong cát bỏng. Để lẩn tránh các vấn đề xã hội gay gắt, họ kết bạn với tửu thần Vodka, hoặc với nàng tiên nâu … Cô lấy ví dụ bạn gái thân của mình, vừa giải quyết bế tắc bằng cách lao đầu từ trên nhà cao tầng xuống …Nữ sinh Daria Generalenko cho rằng người hùng của mỗi thiếu nữ trong thời đại này là một trang công tử đẹp giai, học giỏi, con nhà giầu. Từ các hiệu ăn sang trọng và các hộp đêm xa hoa, chàng đưa nàng về dinh bằng đi xe ngoại, chứ không xài thứ ôtô Motkovitch nội cà khổ. Để giành được nhân vật chính của tiểu thuyết tình cảm của đời mình (roman tiếng Nga vừa là tiểu thuyết, vừa là mối tình) như thế, Daria sẵn sàng tranh chấp với “các đối thủ” khác. “Vâng, thế hệ chúng tôi bất cần đạo lý (cynic)”, cô tiết lộ.

Giấy rách có giữ được lề?

phucsinh.jpg
Phim “Phục sinh” do CHLB Đức dựng
Các trang nam tử góp tiếng nói thưa hơn trong các thảo luận văn học. Nam sinh Georgy Peshkov cho rằng, xưa kia cũng có những thời kỳ xã hội suy đồi, nhưng người ta vẫn giữ được nhân cách, như Petchorin trong “Một anh hùng thời đại”, chứ không như ngày nay.

Egor Logviniuk nhận định, chuyện “hoàng tử kỵ bạch mã” (прынц на белом коне - một khảo dị của Ucraina cho “Cánh buồm đỏ thắm”) nay chỉ còn là nhãn mác cho xã hội tiêu thụ. Cậu khẳng định: danh từ “anh hùng” đã mất chỗ trong tự điển, đã kém phổ cập, đã bị cuộc sống từ bỏ.

Nhưng Egor chỉ ra một người thày thuốc phẫu thuật suốt đêm không nghỉ để cứu mạng bệnh nhân, người đàn bà (bị chồng bỏ) làm một lúc nhiều nghề nuôi dạy đàn con khôn lớn, người công an thuyết phục giặc cướp trả lại mạng sống cho con tin … vẫn là những hình ảnh cần được văn học đương đại chọn làm nhân vật chính.

Iulia Shliahova, nữ sinh trường tư thục, một nhà thơ trẻ, vụt sáng lên như một ngôi sao trong đêm với ý kiến sau: “Tôi không cần những trang công tử phóng Mercedes. Theo tôi, người anh hùng phải là người đáng yêu, đáng quý, đáng trọng. Ngay cả khi không được thiên hạ đánh giá cao, người ấy vẫn là thần tượng của đời tôi”.

Tania Ukolova, vừa tốt nghiệp khoa Triết, cho rằng những ai theo đuổi lao động nghệ thuật giàu tính sáng tạo trong thời đại “rôbốt” hiện nay vẫn xứng đáng là những anh hùng.

Những ý kiến của diễn đàn cho rằng, sống chân thành và trọng danh dự hiện nay là “lập dị”, là “ngố”, rằng ngày nay người với người như sói, muốn tiến lên chỉ còn cách “đạp lên đầu nhau” … đã bị Djamilia Gorbatchenko phản bác.

Cô cho rằng, trong xã hội đơn hướng unidirectional - chỉ theo một định hướng: đồng tiền) hiện tại, những cử chỉ vô tư, không vụ lợi, lối sống trung thực, đức độ, chính là biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng.

Djamilia đưa ra hai ví dụ về thày giáo và thày thuốc làm trụ cho luận điểm của mình. Một là bà giáo dạy toán của lớp cô. Đã 70 tuổi nhưng vẫn được trường giữ lại giảng dạy, bà kiên trì “đào tạo những con người, chứ không nhất thiết phải là những nhà toán học”. Sống với đồng lương giáo viên ít ỏi, nhưng bà vẫn trung thành với trường phái sư phạm Xô Viết … Thứ hai, trái với ý kiến chung là các bác sĩ hiện nay thường cố tình đưa ra những chẩn đoán “xấu” để moi tiền của bệnh nhân, nữ bác sĩ ở bệnh viện khu phố của Djamilia luôn nghiêm trang nhưng giàu lòng trắc ẩn, tận tụy, có tay nghề cao … Đành rằng, đồng tiền là quan trọng, nhưng nó không mua được sự ân cần, vị tha. Trái lại, nếu chạy theo nó thì dễ đánh mất lương tâm nghề nghiệp, sống bất chấp luật lệ và đạo lý …

Djamilia nghĩ rằng thời thế không tạo anh hùng. Nếu bạn là người có đức thì hoàn cảnh ngặt nghèo sẽ càng thúc đẩy những giải pháp đúng đắn, “cái khó ló cái khôn”. Những người có tài, có đức thường cuốn hút lẫn nhau, và ở hiền vẫn gặp lành.

Dưới mắt nữ thi sĩ trẻ Iulia Shliahova không có hình tượng anh hùng chung cho mọi người, chỉ có thần tượng (ideal) cho từng người. Iulia cho rằng, hiện nay, khác với các thời đại khác, không còn những anh hùng (trong trang sách và trên trường đời) mà mọi người sẵn sàng đi theo, bất chấp hy sinh gian khổ. Thần tượng này có thể không có sẵn, cần phải tìm tòi, và có người tới cuối đời vẫn không tìm được.

Nhưng, đa số các ý kiến của diễn đàn vẫn thiên về tâm lý “chụp giựt”, “phò thịnh” bằng mọi giá. Quan trọng là thành đạt (về danh vọng, tiền bạc), còn thành đạt bằng cách nào là không quan trọng.

  • Lê Đỗ Huy (Tổng hợp)

Phần 2: Đốt đuốc Danko đi tìm người anh hùng

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,