(VietNamNet) - TS Vũ Quang Việt, chuyên gia thống kê của Liên hợp quốc tính toán, nếu mức học phí là 200.000 đồng/tháng, ở vùng Đông Nam Bộ, 60% HS có khả năng bỏ học.
>>Chi tiêu cho giáo dục: Những con số "giật mình"!
Lúc trước đây, tôi đã có tính thử xem là chi phí cho giáo dục ở Việt Nam là bao nhiêu so với GDP và so với các nước khác. Con số tôi tính đã công bố.
Bây giờ, xin nhắc lại là tỷ lệ này lên tới 8.3% GDP. Nó thuộc lại cao nhất thế giới, vượt cả Mỹ, Pháp, Nam Triều Tiên và Nhật và tỷ lệ trung bình của OECD (xem bảng 1). Phần gia đình tự trả lên đến 40% chi phí giáo dục. Trong khi ở Mỹ 74% chi phí là do nhà nước trả.
Và tôi cũng tính là nếu trừ đi các tốn phí hiện hành và chi phí đầu tư cho hạ tầng cơ sở giáo dục theo báo cáo chính thức của Bộ GD-ĐT mà Tổng cục Thống kê dùng thì phần còn lại có thể trả lương gấp đôi cho giáo chức.
Như vậy, nếu những tính toán gián tiếp trên là đúng, thì quả là nền giáo dục của ta phí phạm, chi phí chui vào các lỗ hổng nào đó chưa kiểm soát được, và vì vậy, tôi đề nghị Chính phủ qua Tổng cục Thống kê, nên làm một cuộc tổng điều tra để xem rõ thực hư và tìm các biện pháp giải quyết, trước khi nghĩ đến chuyện tăng học phí. Thậm chí, có nhà lãnh đạo giáo dục còn nói chuyện “tính thu đủ chi”, làm như là nhà nước này không còn có trách nhiệm gì với lợi ích của nhân dân.
Tôi đã hy vọng rằng bài viết trước đây và rất nhiều bài viết của những người tâm huyết về giáo dục đã thúc đẩy Bộ GD-ĐT tìm hiểu thêm vấn đề. Nhưng thật buồn là cho tới nay, Bộ GD-ĐT chỉ nhằm nhằm đưa ra các đề án tăng học phí mà không có chứng cớ cụ thể để đánh giá việc tăng này có ảnh hưởng đến xã hội như thế nào.
Bảng 1. Số liệu so sánh chi phí giáo dục ở Việt Nam và các nước
Việt Nam |
Mỹ |
Pháp |
Nhật |
Nam Triều Tiên |
OCDE | |
Chi phí cho giáo dục/GDP (%) |
8.3 |
7.2 |
6.1 |
4.7 |
7.1 |
6.1 |
Từ ngân sách |
5.0 |
5.3 |
5.7 |
3.5 |
4.2 |
4.9 |
Từ dân và các nguồn khác |
3.3 |
1.9 |
0.4 |
1.2 |
2.9 |
1.2 |
Tỷ lệ chi phí cho giáo dục (%) | ||||||
Từ ngân sách |
60 |
74 |
93 |
74 |
59 |
80 |
Từ dân và các nguồn khác |
40 |
26 |
7 |
26 |
41 |
20 |
Nguồn: Số liệu VN là cho năm 2005 do tác giả tính. Số liệu các nước khác là cho năm 2002 từ OECD, Education at a Glance 2005.
Như vậy, tôi lại phải thử tính toán gián tiếp để xem tuyên bố của ông Thứ trưởng Nguyễn Văn Vọng (trên Lao Động Chủ Nhật ngày 6/7/2007) có cơ sở không, nhân việc ông cho rằng mức học phí ở TPHCM sẽ tăng. Ông Vọng nói rằng: “Còn tại TPHCM, năm 2006 thu nhập bình quân đầu người ở nội thành là 1,552 triệu đồng/ tháng. Như vậy, theo đề án điều chỉnh mức thu học phí mới thì với gia đình có 2 người đi làm thì học phí cho 1 người đi học THCS học 1 buổi/ ngày chiếm khoảng 2,9% thu nhập của gia đình, học 2 buổi/ ngày chiếm khoảng 5,15%; đối với THPT học phí 1 buổi/ ngày chiếm khoảng 4,5% thu nhập gia đình và học 2 buổi/ ngày chiếm 7,09%.”
Vậy thì sự thật là gì? Tôi không thể tìm ra sự thật nếu như nhà nước không làm công việc điều tra để công bố cho dân chúng. Tuy nhiên, tôi sẽ thử tiếp cận dưới tư cách của một người làm thống kê.
Công bố về thu nhập cá nhân của cả nước và từng vùng của Tổng cục Thống kê mới nhất cũng đã khá muộn. Số liệu mới nhất chỉ có cho năm 2004.
Để giải quyết vấn đề, tôi thử làm bài toán đơn giản sau. Tôi sẽ tính đổ đồng là thu nhập đầu người tăng hàng năm 16.64% (tức là 8% do kinh tế phát triển hàng nằm và 8% là do tăng giá), một giả thiết khá nương tay.
Coi bảng 2 để thấy thu nhập đầu người của dân chúng Việt Nam vào năm 2006. Dân chúng chia làm năm nhóm: nhóm 1 là nhóm 20% dân có thu nhập thấp nhất, và nhóm 5 là nhóm 20% dân có thu nhập cao nhất. Thí dụ ở Đông Nam Bộ (có TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu) nhóm 20% có thu nhập cao nhất bình quân kiếm được 2.7 triệu đồng một tháng (khoảng 167 USD) và nhóm thấp nhất chỉ kiếm được 317 ngàn một tháng, thấp hơn lương tối thiểu.
Ở TP.HCM, thu nhập của nhóm cao nhất là 3.6 triệu, và thấp nhất là 586 ngàn. Bà Dương Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM trên Lao Động điện tử (26/6/2007) cho rằng lương tối thiểu từ năm 1998 đã tăng lên 3 lần từ 144 ngàn lên 450 ngàn, làm như là lương của mọi người Việt Nam không ai dưới 450 ngàn một tháng. Nhưng câu nói trên vô nghĩa vì lương tối thiểu chỉ áp dụng cho công chức hoặc các cơ sở sản xuất lớn chứ không thể áp dụng cho nông dân hoặc những người làm bất cứ gì để kiếm sống như rất nhiều người ở Việt Nam hiện nay.
Bảng 2. Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo 5 nhóm thu nhập,
thành thị, nông thôn, giới tính chủ hộ, vùng (giá hiện hành) năm 2006
Nghìn đồng | |||||||
|
Chung |
5 nhóm thu nhập | |||||
Nhóm 1 |
Nhóm 2 |
Nhóm 3 |
Nhóm 4 |
Nhóm 5 | |||
|
|
|
|
|
| ||
CẢ NƯỚC |
659 |
193 |
327 |
472 |
700 |
1608 | |
Thành thị, nông thôn |
|
|
|
|
|
| |
|
Thành thị |
1109 |
322 |
595 |
838 |
1193 |
2604 |
|
Nông thôn |
514 |
178 |
293 |
405 |
566 |
1136 |
Giới tính chủ hộ |
|
|
|
|
|
| |
|
Nam |
620 |
188 |
315 |
448 |
656 |
1494 |
|
Nữ |
802 |
216 |
387 |
584 |
863 |
1959 |
Vùng |
|
|
|
|
|
| |
|
Đồng bằng sông Hồng |
664 |
223 |
354 |
490 |
706 |
1550 |
|
Đông Bắc |
517 |
169 |
275 |
385 |
570 |
1187 |
|
Tây Bắc |
361 |
129 |
202 |
264 |
384 |
832 |
|
Bắc Trung bộ |
431 |
156 |
249 |
341 |
481 |
931 |
|
Duyên Hải Nam Trung bộ |
564 |
192 |
318 |
444 |
624 |
1248 |
|
Tây Nguyên |
531 |
161 |
272 |
397 |
601 |
1230 |
|
Đông Nam bộ |
1133 |
317 |
574 |
814 |
1199 |
2765 |
|
TP Hồ Chí Minh |
1585 |
586 |
864 |
1184 |
1658 |
3630 |
|
Đồng bằng sông Cửu Long |
641 |
216 |
357 |
491 |
690 |
1457 |
Nguồn: Tác giả tự tính dựa vào số liệu năm 2004 của TCTK. Số liệu về TP.HCM là từ Cục Thống kê Thành phố.
Hiện nay, theo đề án sơ khởi của ông Vọng, học phí đổ đồng tăng từ 66 ngàn lên 200 ngàn/tháng. Tôi cũng giả thiết như ông Vọng là một nhà có hai con đi học thì tiền chi phí cho việc học lên đến 400 ngàn một tháng.
Bảng 3. Thu nhập tháng theo nhóm ở Đông Nam Bộ
|
Nhóm 1 |
Nhóm 2 |
Nhóm 3 |
Nhóm 4 |
Nhóm 5 |
Gia đình 2 người đi làm |
634 |
1147 |
1629 |
2398 |
5530 |
Chi phí học cho 2 con |
400 |
400 |
400 |
400 |
400 |
Tỷ lệ học phí/thu nhập |
63% |
35% |
25% |
17% |
7% |
Bảng 4. Thu nhập tháng theo nhóm ở TP Hồ Chí Minh
|
Nhóm 1 |
Nhóm 2 |
Nhóm 3 |
Nhóm 4 |
Nhóm 5 |
Gia đình 2 người đi làm |
1173 |
1728 |
2367 |
3317 |
7260 |
Chi phí học cho 2 con |
400 |
400 |
400 |
400 |
400 |
Tỷ lệ học phí/thu nhập |
34% |
23% |
17% |
12% |
6% |
Nhìn vào bảng 3 cho vùng Đông Nam Bộ trên, theo tôi đánh giá là gia đình thuộc nhóm 1 và nhóm 2 không có khả năng cho con đi học vì tiền học chiếm tới 35-63% lương của gia đình có hai người đi làm, và nhóm 3 sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho con đi học khi học phí chiếm đến 25%.
Nếu nhìn vào TP.HCM ở bảng 4 thì khả năng khó khăn đi học cũng là nhóm 1 và 2 vì học phí đã chiếm mất ít nhất 23% thu nhập gia đình. Con số trên rất khác với con số ông Vọng đưa ra vì ông ta chỉ nhìn vào con số của nhóm người có thu nhập trung bình để để bàn chính sách (nhìn bảng 2, cột chung).
Nhưng quan trọng hơn là trả lời câu hỏi: vậy số học sinh/sinh viên có thể bỏ học là bao nhiêu?
Vì không có số liệu, tôi lại phải làm giả thiết là số học sinh/sinh viên thuộc các nhóm hộ gia đình có thu nhập khác nhau này bằng nhau, mặc dù thực tế có thể số trẻ em thuộc nhóm nhà nghèo cao hơn nhóm nhà giàu vì gia đình nghèo thường có nhiều con hơn.
Như vậy với số học sinh, sinh viên của TP.HCM là 1,349, 219 (trong đó 160 ngàn là học sinh mẫu giáo, 890 ngàn là học sinh phổ thông và 299 ngàn là học sinh đại học), mỗi nhóm sẽ có 270 ngàn học sinh, sinh viên và 210 ngàn nếu chỉ kể học sinh. Tính sơ bộ đối với TP.HCM thì có khả năng 270 ngàn sinh viên học sinh sẽ bỏ học và có thêm 270 ngàn sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu suy rộng ra cho cả vùng Đồng Nam Bộ, thì 60% học sinh có khả năng bỏ học khi học phí là 200 ngàn một tháng.
Dù đây là bài tập thử nghiệm với số liệu không thật chính xác, nhưng nếu mục tiêu của nhà nước là vì dân thì đây là con số đáng quan ngại và không thể nói chuyện tăng học phí nếu chưa có nghiên cứu tính toán đầy đủ về ảnh hưởng xã hội.
Chỉ một câu nói là học sinh nghèo sẽ được cấp học bổng không giải quyết được vấn đề trầm trọng nêu trên vì ai cũng có thể thấy là với hệ thống chính quyền thiếu trong sạch hiện nay thì có lẽ người giầu sẽ xin được giấy chứng nhận là mình nghèo còn người nghèo sẽ phải "phong bao" khá nặng mới có được tờ giấy trên. Tuy vậy các bình luận trên là phụ, câu hỏi cơ bản mà xã hội cần đặt ra là: nhà nước có hay không có trách nhiệm với giáo dục phổ thông?
Nhiều chủ trương định thực hiện của chính phủ hiện nay không thể không làm cho nhiều người nghi ngờ mục đích cho ai và vì ai của nó. Và cũng không thể bỏ qua câu hỏi: phải chăng, chính phủ hiện nay chủ trương tối thiếu hoá trách nhiệm nhà nước và tối đa hoá sự đóng góp của dân bằng mỹ từ “xã hội hoá” không? Vấn đề này không phải chỉ xảy ra đối với giáo dục mà còn với các đề án “xã hội hoá” nhà thương. Tôi nghĩ đã đến lúc chính phủ nên trình bày cho dân rõ ý đồ của mình trong việc “xã hội hoá” này.
10/7/ 2007
-
Vũ Quang Việt
******************
Ý kiến của bạn: