(VietNamNet) - Nhiều bạn đọc là sinh viên đã gửi thư về VietNamNet bày tỏ những quan điểm rất trái ngược nhau xung quanh chuyện "sống thử" của giới SV.
Có thể thấy hai luồng ý kiến xung đột nhau rõ rệt. Luồng thứ nhất, "tôi có quan điểm rất rộng rãi với vấn đề “tình dục” trong giới trẻ. Luồng thứ hai, ngược lại,
tôi phản đối chuyện "sống thử một cách mãnh liệt . Một luồng khác, ôn hòa hơn, cho rằng chuyện này không thể cấm, nhưng cần phải bảo vệ sự trong sáng của tình yêu, và nhất là lo lắng hậu quả mà giới nữ phải gánh chịu.Dưới đây, VietNamNet đăng tải một số ý kiến tiêu biểu cho vấn đề đang có nhiều tranh cãi này.
Ngô Quốc Anh – 42TH – ĐH Xây dựng: Tình dục trong tình yêu sẽ trở nên bình thường nếu bày tỏ đúng lúc
Tôi có quan điểm rất rộng rãi với vấn đề “tình dục” trong giới trẻ. Theo quan điểm truyền thống của người phương Đông thì “chuyện ấy” là chuyện cấm kỵ đối với những đôi trai gái nào yêu nhau mà chưa lấy nhau. Tuy nhiên, các cụ ngày xưa trai thì 18, gái thì 16 thậm chí 14, 15 tuổi đã cưới nhau rồi. Đến xã hội hiện nay, khi công việc cuốn con người vào vòng xoáy, cũng như theo quy định của pháp luật thì trai 22, gái 20 mới đủ tuổi kết hôn. Hơn nữa xu hướng hiện nay, vì coi trọng công danh sự nghiệp nên độ tuổi kết hôn ngày càng muộn.
Bùng phát dịch vụ cho SV "sống thử" Chúng tôi xin đăng bài viết của một nhóm sinh viên phản ánh thực trạng "sống thử đang rất phổ biến trong giới trẻ hiện nay. |
“Tình dục” là bản năng của con người, ai sinh ra đến độ tuổi dậy thì không ít thì nhiều đều có ham muốn về thể xác. Độ tuổi 20 là độ tuôi sung sức nhất của đời người, con người không chỉ riêng đàn ông mà cả phụ nữ đều có rất nhiều ham muốn với đối tượng khác giới.
Dựa trên nền tảng là tình yêu lứa đôi, họ tình nguyện dâng hiến cho nhau những gì quý giá nhất mà họ gìn giữ. Đây không phải là điều gì xấu hay bậy bạ mà đó chính là căn bản, là ngọn nguồn của tình yêu đôi lứa. Khi yêu nhau, không chỉ họ có nhu cầu chia sẻ vui buồn, khó khăn hay hoạn nạn, mà cơ bản là chia sẻ cuộc sống; trong đó nhu cầu được tiếp xúc thể xác là điều chủ yếu. Khi hai cơ thể tiếp xúc vào nhau khi đó tình yêu thăng hoa, cảm xúc trở nên dâng tràn. Đó cũng là lẽ tự nhiên của tạo hoá.
Tuy nhiên, thật lố bịch khi bày tỏ tình cảm theo cách như vậy tại những nơi công cộng như ghế đá, gốc cây trong công viên, hay tại giảng đường hoặc nhà vệ sinh của KTX. Khi đó tình yêu trở nên thô tục tầm thường không như bản chất tình yêu của con người. Hơn nữa, trong thời điểm này, vấn đề giáo dục giới tính trong nhà trường hay của gia đình đối với con cái chưa thực sự cởi mở, chưa được quan tâm một cách đúng mức. Điều đó dẫn tới những hậu quả của giới trẻ phải gánh chịu do thiếu hiểu biết về tình dục.
Nếu như tình yêu được bày tỏ đúng chỗ đúng lúc, và giới trẻ được trang bị những hiểu biết về vấn đề này thì tình dục trong tình yêu sẽ trở nên bình thường và đúng như bản chất vốn có của nó.
Tuyết Minh (không ghi địa chỉ): Hãy vẽ đường đúng cho họ đi
Theo ý kiến của riêng tôi thì chuyện "sống thử" của SV không phải là chuyện gì ghê gớm lắm. Là những người có học chỉ cần họ có thể tự chịu trách nhiệm về những chuyện mình đã làm. Đừng lơ là trách nhiệm và yêu nhau. Xã hội đã phát triển, dĩ nhiên không đồng nghĩa với sự băng hoại về lối sống cũng như đạo đức, nhưng vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân theo tôi cũng chẳng có gì đáng phê phán hay coi khinh. Ở các nưóc phát triển hay ngay cả những nước châu Á khác như Nhật Bản hay Hàn Quốc, những chuyện này cũng đã quá bình thường. Chỉ có điều, họ cần có sự hướng dẫn để quan hệ tình dục lành mạnh và giảm thiểu được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục từ những chuyên gia và những người hiểu biết khác để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra ngoài ý muốn. Giải pháp của tôi là hãy hướng dẫn cho họ con đường đúng để đi.
Sống thử - Mốt thời thượng của sinh viên Trung Quốc Sau khi báo chí đăng tải vấn đề này, cuối tháng 10/2004, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm sinh viên thuê nhà ở bên ngoài ký túc xá. Xem bài viết >> |
Họ tên: Lê Sỹ Thao
Địa chỉ: K43 - CNTT - ĐH Thuỷ Lơi.
Email: lethao_tl@yahooo.com
Tiêu đề: Nhìn thẳng vào ....
Nội dung: Đây la vấn đề mà tôi đã quan tâm từ lâu. Chúng ta phải nhìn thẳng vào thực tế, vào sự thật. Xem xét vấn đề thật tường tận. Cả về Khoa học Tâm sinh lý, lẫn văn hoá xã hội, Truyền thống đạo đức. Là một trong 7 nhu cầu tất yếu của con người.Nên chúng ta phải nhanh chóng xã hội hoá vấn đề này. Đó là cách duy nhất. "Đã là nhu cầu con người chúng ta không được cực đoan cung không được lạm dụng.
Nguyen van hien, Lớp 4D, K51, Khoa Ngữ văn, ĐH Sư phạm Hà Nội: Sống thử - một lối sống phi văn hóa
Tôi đang là SV năm cuối trường ĐH Sư phạm Hà Nội, một nơi được đánh giá là môi trường sống lành mạnh.
Vậy mà tôi cũng thấy nhiều cảnh chướng tai gai mắt không thể chịu nổi. Và đôi khi tôi tự hỏi bản thân mình: không hiểu những cặp SV sống thử và đi nhà nghỉ và nạo hút thai, họ nghĩ những gì mà làm như vậy. Tôi tặc lưỡi "toàn là những người vô văn hóa", không biết thương cho bản thân mình trước. Còn bố mẹ họ ở quê đang ngày đêm tự hào với người thân, hàng xóm là có con đang học ĐH.
Dù biết, tâm sinh lý của con người là nhu cầu lớn. Nhưng không vì thế mà làm việc ấy một cách bừa bãi và thiếu tính toán để rồi chuốc lấy những hậu quả khôn lường.
Thật đau đớn cho một xã hội trong tương lai có một thế hệ trẻ thiếu bản lĩnh và sự trong sạch trong cuộc sống. Cứ tình trạng như thế này thì thế hệ này, tiếp nối thế hệ kia, không ai có trách nhiệm giáo dục và truyền đạt cho thế hệ trẻ là: cả xã hội đang đứng trước bờ vực thẳm về cái gọi là "mốt văn hóa thời thượng".
Hậu "sống thử" Cho đến bây giờ, Hồng vẫn chưa một lần về thăm nhà bởi nỗi ám ảnh mệt mỏi của những tháng ngày "sống thử". Xem bài viết>> |
Tôi phản đối chuyện "sống thử" của giới SV một cách mãnh liệt. Với tôi, người đó dù có là bạn bè, tôi đều cảm thấy ghét và không bao giờ tôn trọng họ nữa. Họ đâu phải là đứa trẻ lên 2, lên 3 nữa đâu mà khuyên bảo. Chỉ có họ mới là người biết đưa ra quyết định cho tương lai và cuộc sống của mình chứ.
Tôi thấy, bây giờ hầu hết SV sống xa nhà, bố mẹ không hay biết con mình sống với ai, ở đâu, hàng ngày làm gì.
Còn nhà trường, có một ít bộ phận SV ở trong ký túc xá, còn lại thuê nhà trọ ở ngoài, nếu kê khai thì cũng chỉ trên lý thuyết. Hơn nữa, vì lợi nhuận, nên các dịch vụ mọc lên như nấm, càng góp phần đẩy mạnh tình trạng "sống thử". Nhiều chuyện trong đời sống SV hiện nay còn khủng khiếp hơn những gì trong bài báo đã viết, Cảm ơn VietNamNet đã cho tôi cơ hội bày tỏ những bức xúc của mình.
Cao Như Ý, 30 tuổi, Số 16 đường số 4,Khu Thánh Gia, Nha Trang (Khánh Hòa): Nên cấm để xã hội trong sạch hơn
Sống thử, ai cũng nói là không tốt (Nếu không muốn nói là sống buông thả, truỵ lacl), không chỉ vi phạm thuần phong,mỹ tuc VN mà còn ảnh hưởng xấu đến cuộc sống gia đình sau này... Vậy tại sao lại không cấm cái không tốt đó để làm xã hội trong sạch hơn! Theo tôi, nên cấm và xử lý thật nghiêm các SV ,HS sống thử! Người con gái nên coi trọng trinh tiết của mình hơn. Trong mắt chồng bạn, giá trị của bạn sẽ cao hơn nếu bạn làm được điều này, và bạn sẽ hạnh phúc hơn vì điều đó.
Nguyễn Thị Hoàn, Hà Nội, hoan1102@yahoo.com: Hãy để những người trưởng thành tự chịu trách nhiệm!
Theo ý kiến của tôi, có 2 việc cho các nhà chức trách. Việc đầu tiên là tích cực hơn nữa trong việc truyền bá lối sống lành mạnh, tình cảm trong sáng nơi lớp trẻ. Dù ở thời đại nào, những tình cảm trong sáng mới mang giá trị vĩnh hằng và sẽ bền vững mãi mãi.
Những hậu quả của lối sống thử cần được đưa ra nhiều... và nhiều nữa trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiếp cận trực tiếp với sinh viên. Việc thứ hai là phổ biến nhiều hơn nữa những giải pháp an toàn tình dục. Bởi những tuyên truyền, dù có hiệu quả thế nào, cũng không thể hạn chế triệt để hiện tượng này. Vẽ đường cho hươu chạy đúng còn hơn là để nó tự chạy sai đường. Cuối cùng, theo ý tôi. Mỗi người, nhất là ở lứa tuổi SV, ít nhiều trưởng thành, có quyền lựa chọn cách sống cho mình, và cuối cùng đều phải tự chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào? Hãy bày tỏ qua cách sau:
-
VietNamNet