221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
1293919
Phản đề với thí sinh định nói dối trong bài thi ĐH
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Phản đề với thí sinh định nói dối trong bài thi ĐH
,

Có lẽ do thói quen "học gạo", "đổ vì" mà không ít học sinh cho rằng việc viết bài văn nghị luận xã hội về "đạo đức giả" là ngoài tầm hiểu biết và trải nghiệm của cá nhân. Đó là ba ý kiến ngược dòng hiếm hoi trong số nhiều ý kiến chia sẻ với bài viết của Minh Phụng về đề thi đại học năm nay.

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Thi IELTS, bạn sẽ thấy đề văn không bắt "nói dối"

Tôi cho rằng đề thi như vậy là rất hay và mở.

Trước hết, nếu bạn nào đó đã từng thi chứng chỉ tiếng Anh (IELTS chẳng hạn) thì các bạn sẽ thấy rằng bài thi viết (writing) của họ rất mở cả đến các vấn đề vĩ mô như: "Bạn có cho rằng World Cup là sự kiện/thời gian mà các dân tộc xích lại gần nhau" hay "Bạn đồng ý hay phản đối nếu chính quyền nơi bạn ở lắp đặt camera theo dõi đường giao thông",v.v....Và tất cả chỉ là kiểm tra tiếng Anh, không phải là kiểm tra kiến thức xã hội.

Mô tả ảnh.
Thí sinh tra lại bài trước khi vào phòng thi ĐH đợt 2. Ảnh: Phạm Hải.


Sau nữa là trong cuộc sống, đặc biệt với các cá nhân theo đuổi nghiệp văn chương như là nhà báo hay nhà văn, thì tìm ra đề tài mới không khuôn mẫu là điều cần thiết. Vì nếu không như thế, bạn sẽ chẳng bao giờ có gì gọi là sáng tạo.

Liệu Dan Brown có thể có được những tác phẩm best seller không nếu không có sức sáng tạo (mở ngoặc rằng trong tác phẩm ví dụ như pháo đài số có rất nhiều kiến thức về chuyên ngành mà không phải của tác giả)?

Liệu có Conan hay Đô-rê-mon không nếu chỉ dựa vào trải nghiệm cá nhân mà không có sức sáng tạo và tìm hiểu rất nhiều thứ khác?

Đừng viện vào lý do trải nghiệm mà hãy sáng tạo? Người Việt Nam được coi là thông minh nhưng lại không sáng tạo và hãy nhìn vị thế Việt Nam trên thế giới về phương diện khoa học đời sống và kỹ thuật?

Phạm Ngọc Anh (Hà Nội)

Đừng đổ lỗi ở đề văn...

Học mà không thi? Bạn muốn học mà không thi? Hay bạn muốn học và đi thi mà không cần có mối quan hệ giữa học và đi thi?

Tôi ghét những kẻ bù loa bù loa rằng "Đừng hỏi vì sao họ nghèo mà vẫn giỏi. Hãy hỏi vì sao mình giỏi mà vẫn nghèo?". Để làm gì?

Tôi cũng là một học sinh vừa thi đại học. Không phải vì tôi khá văn mà tôi không đồng ý với ý kiến của bạn và những người đang cố gắng đổ lỗi cho nền giáo dục, ban ra đề.

Tôi cho rằng xu hướng cải cách ra đề như hiện nay là hợp lý. Nói thật, tôi chán với cách dạy văn hiện nay; tôi cũng chán cách học văn hiện nay. Nhưng tôi không cho rằng những gì mà ngành giáo dục cho học là xa vời, là thế này thế nọ.

Một học sinh 18 tuổi đầu mà không thể viết một đoạn luận về vấn đề xã hội là rất đáng chê trách.

Tôi tin rằng dù không có những hiểu biết lớn thì chỉ cần áp dụng những thao tác cơ bản vẫn có thể đạt điểm. Khi làm văn, về chuyện tinh thần trách nhiệm hay đạo đức giả, chúng tôi không nói dối. Chúng tôi chỉ nói cái đúng, cái sai? Cái đúng cái sai thì không phải là cái nói dối. Thật là thật, giả là giả; cái chúng ta nói là cái thật - còn chúng ta có làm giả thì đó là chuyện khác. Nói dối chỉ xác định khi chúng tôi nói mà không làm.

Đừng đổ lỗi cho đề văn hay cái gì khác. Tôi chắc chắn rằng chỉ có chuyện muốn hay không muốn khi chúng ta muốn tìm hiểu về những vấn đề xã hội.

Một thế hệ không tự trang bị cho mình những hiểu biết và biết cách lý giải hiểu biết là một thế hệ kém. Và cái kém đó xuất phát từ việc lúc nào cũng chỉ biết đổ lỗi của những người bảo ban thế hệ ấy.

Hoa Giấy (Phú Yên)

Đừng thụ động

Chúng ta (bao gồm phụ huynh và học sinh) lâu nay có thói quen đổ hết tất cả trách nhiệm cho nhà trường trong việc đào tạo, cung cấp kiến thức, mà quên rằng mình là chủ thể của nền giáo dục.

Nghĩa là, mình có quyền lấy về những gì mình cho là cần thiết và cố gắng thu hoạch thật nhiều. Còn những gì là thứ yếu, mình chỉ cần có và vừa đủ theo yêu cầu cần thiết phải có.

Nếu như vậy thì có rất ít hoặc không có học sinh giỏi toàn diện, điều mà các phụ huynh luôn muốn là con em mình phải giỏi toàn diện.

Mô tả ảnh.
Ảnh: Phạm Hải.

Tuy nhiên, trong điều kiện nền giáo dục của nước nhà chưa đủ điều kiện để cung cấp các món tự chọn theo sở thích của khách hàng (đang chỉ cung cấp hàng đóng gói theo công thức mà nhà sản xuất có thể làm được), thì phụ huynh và học sinh có thể tự gia giảm món nào dùng nhiều, món nào dùng vừa.

Đừng bắt các cháu học các môn đều giỏi để rồi kiến thức về xã hội lại thiếu hụt vì không đủ thời gian tìm hiểu.

Tôi không đồng ý với ý kiến của bạn Minh Phụng, cho rằng sự hiểu biết về đạo đức giả là già so với lứa tuổi của các em và yêu cầu như vậy đã bắt các em phải giả dối.

Thật là sai lầm khi suy nghĩ như vậy! Bởi vì hơn khi nào hết, đây là lúc các em phải có kiến thức và kinh nghiệm nhất định về vấn đề này để̉ các em có thể đối mặt với nó trong môi trường đại học và ngoài xã hội, khi mà không có cha mẹ bên cạnh nâng đỡ.

Những năm tháng phổ thông là thời gian các em chuẩn bị kiến thức xã hội và khoa học, dưới sự hướng dẫn của gia đình và nhà trường, để đối mặt với nó trong tương lai. Vậy sao có thể gọi những kiến thức đó là già dặn?

Tôi không làm trong ngành giáo dục, tôi cũng không bênh cho nền giáo dục còn có những điểm yếu. Tôi cũng từng và vẫn đang đi học. Bản thân tôi thấy tính tự giác và chủ động học tập của học sinh nước ta là rất kém.

Hãy thay đổi từ ngay trong nhận thức của mỗi phụ huynh và học sinh như thế xã hội sẽ đổi thay. Đừng thụ động trông chờ thụ động.

  • Lê Lợi (thành phố Điện Biên Phủ, Điện Biên)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,