221
484
Giảng đường
chuyengiangduong
/giaoduc/chuyengiangduong/
1249581
Con hư tại... Bộ Giáo dục?
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Con hư tại... Bộ Giáo dục?
,

- Khi Thứ trưởng Bộ GD-ĐT tự nhận: "Bộ chịu trách nhiệm lớn nhất trước xã hội về đạo đức, lối sống của học sinh", nhiều độc giả chưa đồng tình.

Câu chuyện nữ sinh bạo lực ở TP.HCM xảy ra tuần trước lại khiến người ta quan tâm lại dạy đạo đức học sinh trong nhà trường. Năm 2009, cụm từ "thiếu kỹ năng sống" được nhắc tới thường xuyên, mỗi khi các vụ việc mang tính chất bạo lực trong các mối quan hệ ở trường học xảy ra: thầy phạt trò nặng tay, trò đánh thầy không thương tiếc và cả trò với trò hành xử bắt chước lối bạo lực.

Cuối tháng 11 /2009(ngày 25), Bộ GD - ĐT đã tổ chức hội thảo về giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm, bạo lực trong học sinh phổ thông.

Tiếp nhận nhiều ý kiến cho rằng "nhà trường hiện nay chủ yếu quan tâm đến việc dạy chữ mà lơ là đến việc dạy kỹ năng sống, dạy cách làm người cho HS", Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho hay, Bộ GD-ĐT (cùng với Đoàn Thanh niên) chịu trách nhiệm lớn nhất trước xã hội về đạo đức lối sống của HS. Bởi vậy, một dự án đưa kỹ năng sống vào trong trường học đang được chuẩn bị.

Trong rất nhiều vấn đề, dư luận luôn "đòi" người đứng đầu cơ quan Nhà nước phải "nhận trách nhiệm". Tuy nhiên, khi Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hiển tự nhận như vậy thì một luồng dư luận lại chưa đồng tình.

Mô tả ảnh.
Ảnh chỉ có tính chất minh hoạ. Bảo Anh

Ý thức học sinh ngày càng xuống?

Anh Trịnh Văn Cường (c.trinhvan...@apefe.org..) khẳng định: Việc nặng "dạy chữ", nhẹ "dạy người" cũng xuất phát từ quan niệm từ xưa đến nay trong giáo dục, luôn đòi hỏi người học phải biết nhiều kiến thức. Hơn nữa, người học luôn "bị" xem là ít có khả năng về tri thức. Còn người dạy luôn tự xem mình là trung tâm của tri thức, là người nắm giữ và ban phát kiến thức cho người học.

Anh Cường lo "chúng ta đang góp phần tạo ra hiện tượng "mù chức năng" ở giới trẻ. "Mù chức năng" có nghĩa HS-SV dù đã học và ghi nhớ những kiến thức ở nhà trường nhưng vẫn không có khả năng phản ứng một cách phù hợp trong các tình huống đời sống hàng ngày.

Là môtk giáo viên, anh Trần Phú Quý (quycan...@gmail.com) cho rằng: "Chúng ta phải nhìn nhận cho cụ thể, rõ ràng hơn. Bản thân người thầy là người chịu trách nhiệm chính. Nếu người thầy đúng nghĩa là NGƯỜI THẦY thì chất lượng giáo dục tốt hơn nhiều. Đạo đức người thầy xuống cấp nhiều quá trước khi đạo đức học trò xuống cấp. Chúng ta cần chấn chỉnh từ đây".

Chị Nguyễn Hồng Nhung (nguyenhongnhung106...@gmail.com) khẳng định, chương trình môn giáo dục công dân có hay đến mấy, giáo viên dạy có hay đến mấy cũng không có tác dụng gì nếu thực tế xã hội không chứng minh được những gì các em học là đúng.

Còn chị Phan Thanh Ha (thanha...299@gmail.com) thì gay gắt: "Bây giờ, HS chứng kiến quá nhiều hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống thì làm sao mà bảo các cháu tốt lên được? Nói Đoàn thanh niên và Bộ GD-ĐT có lỗi lớn nhất trước xã hội về tình trạng suy đồi lối sống của HS là chưa chính xác và chưa dám nhìn thẳng vào bản chất của vấn đề..."

Trong khi đó, anh Nguyễn Thắng (ndthang...@yahoo.com) nhận thấy: không phải là việc giáo dục đạo đức ở trường kém đi, mà có chăng là không đi lên, hoặc đi lên nhưng không theo kịp với sự phát triển của xã hội.

Tuy nhiên, phụ huynh là người chịu trách nhiệm về sự phát triển của con mình. Các em là học sinh 8h/ngày nhưng là con của gia đình 24h/ngày. Vì vậy, "tại sao lại chờ nhà trường, chờ Bộ giáo dục thay đổi để con em mình phát triển tốt hơn?" - anh Thắng viết.

Liên quan tới câu chuyện 3 em nữ sinh là cán bộ lớp có hành vi đánh bạn, quay clip truyền nhau xem vừa bị nhà trường xử lý kỷ luật, anh Phạm Thanh Việt (Tây Sơn - Bình Định) khi kỷ luật các em thì phải đặt "tính giáo dục" lên hàng đầu. Các em cần được giáo dục để ý thức về bản thân, ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình.

Cha mẹ không làm gương, sao đòi con ngoan?

Độc giả Bùi Trung Nguyên (nguyen.buitrung... @gmail.com) cho rằng: Dạy không thôi là chưa đủ, bản thân người lớn (cha, mẹ, thầy cô) phải thực sự là tấm gương cho con trẻ. Chẳng hạn nếu cha, mẹ đưa con đi học mà còn vượt đèn đỏ thì sao đòi con mình là người tốt?

Anh Đặng Quang Trang (Biên Hòa, Đồng Nai) cũng đồng tình: Trong gia đình, cha dạy con là phải chăm lo học hành, biết giúp đỡ bố mẹ… nhưng bố thì suốt ngày nhậu nhẹt, thậm chí đánh mắng vợ con thử hỏi như thế thì sao là tấm gương tốt cho con noi theo.

Trong nhà trường thầy cô dạy học sinh là phải biết lễ phép, tôn trọng thầy cô giáo, thương yêu và giúp đỡ những bạn bè. Nhưng thực tế thì nhiều thầy, cô chỉ quan tâm đến những HS đi học thêm (lớp do mình tổ chức dạy)... thì làm sao trở thành tấm gương để các em noi theo?

Hơn nữa, theo anh Trang thì: Hiện nay, trẻ tiếp xúc với nhiều luồng thông tin, nhưng có quá nhiều những thông tin lệch lạc về giới tính... Bên cạnh đó, các kiểu "anh hùng rơm" xuất hiện trong phim ảnh ngày càng nhiều đã ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ. Vì thế, anh Trang kết luận: để nâng cao đạo đức học sinh thì cả xã hội phải góp sức, chứ một mình ngành giáo dục thì rất khó.

Còn anh Văn Trường Giang (Công an Hà Nội) đề xuất: Bộ GD-ĐT và TW Đoàn cần đưa vào chương trình học tập của HS những hoạt động ngoại khóa như: tổ chức thăm hỏi, giao lưu với những gương thanh thiếu niên dũng cảm, HS nghèo học giỏi, có hiếu với ông bà, cha mẹ. Đồng thời, mở các chuyên đề để HS được đối thoại, tranh luận, phản biện về những chủ đề trong cuộc sống...

Độc giả Nguyễn Trung Hiếu (nguyenduchieu...@gmail.com) cho biết: Tôi mong có nhiều khoá học cho HS về các kĩ năng mềm và các kĩ năng cơ bản về tư duy, lập luận, phản biện... Đặc biệt, là làm sao để đối mặt với khủng hoảng và thành công trong cuộc sống.

  • Lê Vũ (tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,