221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1318138
Các "chiêu" trị bé bướng của cô giáo mầm non
1
Article
null
Các 'chiêu' trị bé bướng của cô giáo mầm non
,

- Tuy tuổi nghề mới chỉ gần 3 năm nhưng cô Thanh Hiên, hiện đang là giáo viên của Trường mầm non Châu Á Thái Bình Dương, chi nhánh Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP.HCM, thừa nhận đã từng gặp không ít học sinh bướng bỉnh.

Các bé ở nhà được cha mẹ nuông chiều nên việc uốn nắn vào nề nếp không phải chuyện đơn giản.

Cụ thể cô Hiên từng có một học trò nữ tên là Nhã, 3 tuổi, ngụ tại quận 7. Vì cha mẹ Nhã thường xuyên đi công tác nước ngoài nên bé sống chủ yếu với người giúp việc. Người giúp việc có trình độ văn hóa thấp trong cách ăn nói đã làm ảnh hưởng đến bé.

Mô tả ảnh.
Cô giáo cần khéo léo hướng bé vào hoạt động của lớp.

Cô Hiên rất ngỡ ngàng khi nghe bé nói cô giáo bị khùng, điên, thậm chí còn sai bảo cô như với người làm, dọa nếu cô mà la sẽ mách mẹ…đuổi việc.

Đứng trước một học sinh như vậy cô Hiên hiểu rằng nếu phản ứng gay gắt sẽ…càng tiêu cực. Cô nhắc nhở bản thân phải thật bình tĩnh, xử lý theo đúng nghiệp vụ sư phạm.

“Tôi nhẹ nhàng giải thích cho Nhã hiểu bé nói như vậy là không ngoan. Nếu bé hư thì các bạn sẽ không chơi với nữa và cô sẽ không tặng cho bông hoa cháu ngoan. Đến cuối tuần, bé thấy ai cũng được nhắc tên khen ngợi, tặng bông hoa mà mình không có thì cũng…chờ đợi và muốn được quà như các bạn” – Cô Hiên chia sẻ.

Để khắc phục tình trạng lười ăn của bé, cô Hiên cũng có cách riêng – “Tôi chỉ cho cháu những đốt xương trên bàn tay, nói rằng nếu con không chịu ăn thì người sẽ gầy đét lại giống như bộ xương, chỉ cho bé thấy những hình ảnh các em bé bị ốm yếu, suy dinh dưỡng vì thiếu ăn. Từ đó bé sợ không ăn mình sẽ giống như vậy nên rất tự giác.”

Cô Hiên nhớ như in một học trò nam, 3 tuổi khóc lóc thảm thiết trong những ngày đầu đến trường.

Do xót con nên bố mẹ theo bé vào cả lớp học. Khi đó, cô Hiên cũng như các cô giáo khác trong trường, chỉ cho bé chơi đồ chơi, hướng sự chú ý của bé sang các bạn để bé thấy quen và chơi chung. Lúc sự lạ lẫm không còn nữa, bé sẽ tự nguyện tách ra khỏi cha mẹ, tham gia vào hoạt động của lớp.

Cô Vũ Thị Xuân Liên, Hiệu trưởng Trường mầm non Vàng Anh, quận 5, TP.HCM đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm cư xử, dạy dỗ học trò trong nhiều năm làm nghề.

Theo cô, dùng văn học để hướng trẻ đến lời hay ý đẹp, cách giao tiếp với người khác là hay và khéo léo nhất.

Cụ thể, cô giáo có thể kể những câu chuyện cho trẻ nghe như chuyện thưa và cảm ơn. Từ đó, trẻ sẽ hiểu nếu lễ phép sẽ được mọi người yêu mến.

Cô Xuân Liên cho rằng có thể dạy bé thông qua văn học.
Cô Xuân Liên cho rằng có thể dạy bé thông qua văn học.
Riêng với các bé hay gây hấn, giành đồ chơi, thậm chí đánh bạn, trước khi cho các bé chơi cô giáo cần có sự chuẩn bị.

Cô cho bé đó làm nhóm trưởng, nhờ bé phát đồ chơi và chỉ cách chơi cho các bạn. Lúc này, bé sẽ rất hãnh diện và làm theo ngay. Khi bé làm xong, cô nhớ tán thưởng và khen để bé cảm thấy việc làm vừa rồi của mình thật đúng đắn, hữu ích, vai trò của bé thật quan trọng.

Cô Liên tâm sự - “Sở dĩ chúng tôi có thể uốn nắn các bé vào nề nếp, điều mà lúc ở nhà cha mẹ khó làm được là do các cô giáo có một lợi thế. Lợi thế đó chính là tập thể cả lớp. Trẻ em luôn muốn các bạn chơi với mình, để ý đến mình. Khi làm việc tốt, ngoan, được khen trước lớp các bé rất sung sướng và bắt chước nhau để cũng được khen.”

Cô Liên cho biết nhiều bậc phụ huynh hay đem cô giáo ra dọa con, nhờ cô la, đánh bé là hoàn toàn không nên. Điều đó làm cho khoảng cách cô trò mỗi ngày một xa. Khi đó, trẻ sẽ sợ đến trường và cơ hội gần gũi, uốn nắn trẻ càng khó hơn.

Tại hội thảo “Các vấn đề tâm lý trẻ” ở bậc học mầm non do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức ngày 5/11, cô Diệp Tú Anh, Phó Hiệu trưởng Trường MN Hương Sen (Bình Tân), chia sẻ:

Những ngày đầu đến trường là nỗi ám ảnh đối với trẻ. Trẻ không có cảm giác an toàn khi xung quanh là những người chưa từng quen biết. Biểu hiện rõ nhất là trẻ cố vùng vẫy để thoát ra vòng tay của cô, trẻ gào khóc thật to để mong ba mẹ nghe, đến giải thoát cho trẻ khỏi sự “giam hãm” của cô.

Cũng có những trẻ ngày đầu đi học bình thường, vui vẻ tưởng chừng như đã thích nghi nhưng đây là những trẻ khó dỗ dành nhất. Sau vài tiếng ở lớp, hoặc sang ngày hôm sau, trẻ phản ứng dữ dội hơn những trẻ khác vì thấy mình lạc lõng, bị bỏ rơi.

Có những trẻ quá sợ hãi nên đã có những bệnh trạng như nhức đầu, đau bụng, la hét khi ngủ, bỏ ăn, ói mửa, viêm họng… Đây là những biểu hiện rối loạn tâm lý kèm theo sự rối loạn về cơ thể của trẻ.

Khi đưa con đến lớp, ba mẹ cần viết một bản chi tiết về trẻ: tính cách, sở thích, thói quen đặc biệt, món ăn ưa thích, đồ chơi ưa thích, tình hình sức khỏe của trẻ. Cô giáo nắm được thông tin sơ lược về trẻ sẽ giúp cô hiểu hơn về đặc điểm tính cách của trẻ để có tác động phù hợp giúp trẻ thích nghi nhanh.

(Theo Pháp luật TP.HCM)

  • Thanh Huyền
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,