Đi ngắm kính thiên văn tự tạo lớn nhất Việt Nam

Cập nhật lúc 22:21, 17/10/2010 (GMT+7)

- Hưởng ứng tuần lễ Tuần lễ Vũ trụ thế giới, ngày 17/10, Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội phối hợp với phòng Nghiên cứu không gian (Fspace) và Trường THCS Trưng Vương (Hà Nội) đã tổ chức những hoạt động tìm hiểu về dự án chế tạo vệ tinh đầu tiên của Việt Nam F1, lịch sử và khái quát về các loại kính thiên văn, ra mắt kính thiên văn tự tạo lớn nhất Việt Nam.

Diễn ra trong ngày thời tiết xấu, nhưng những hoạt động của hội thiên văn đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Đây không chỉ là sự đam mê mà nó còn là sân chơi khoa học giải trí.

anh1.jpg
Nhiều bạn trẻ muốn tham gia tìm hiểu về dự án chế tạo vệ tinh đầu tiên của Việt Nam F1

anh2.jpg
Ngắm bầu trời với chiếc kính thiên văn tự tạo lớn nhất Việt Nam. Không phải bây giờ, giới yêu thiên văn nghiệp dư mới bắt tay chế tạo kính thiên văn. Nhưng kính thiên văn hàng "khủng" với đường kính lớn tới 250mm thì chưa có.

Để làm được kính thiên văn này, đòi hỏi phải có các bộ phận: gương cầu lõm (gương sơ cấp) gắn ở hộp đế, spider (gương thứ cấp) gắn ở phía trên đầu, thị kính, focuser (ống lấy nét), hộp đựng kính, thân kính, finder (ống kính tìm mục tiêu), chân đế...

Mô tả ảnh.
Chiếc kính thiên văn tự tạo lớn nhất Việt Nam đường kính 250mm. Các nguyên vật liệu làm kính khá thông dụng: gỗ để làm chân đế, inox để làm thanh đỡ, gương chịu lực để làm vật kính (gương), nhựa và thép để làm ống lấy nét. Việc biến các vật liệu kia thành sản phẩm thật lại mất tới 2 năm.

Mô tả ảnh.
Không những được tìm hiểu về thiên văn, các bạn còn được tham gia các trò chơi lành mạnh, tìm hiểu về khoa học, bắn tên lửa nước…

Mô tả ảnh.
Bắn tên lửa nước là trò thích thú nhất

Mô tả ảnh.
Các em nhỏ cũng được cha mẹ đưa đi quan sát bầu trời qua kính thiên văn.

Mô tả ảnh.
Quan sát bầu trời qua kính thiên văn tầm trung.Trương Ngọc Khánh chủ nhiệm hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội cho biết “hiện nay hội đã có hơn 100 thành viên , bé nhất là 12 tuổi, chủ trương của hội là: đưa thiên văn đến với các bạn trẻ theo kiểu những trò chơi khoa học.

  • Thế Duyệt

Ý kiến của bạn

Các tin khác