221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1316862
"Con tôi tránh xa vẫn không yên với bạn hư..."
1
Article
null
'Con tôi tránh xa vẫn không yên với bạn hư...'
,

- Sau những lần con gái bị doạ đánh, anh Quang Anh (ở quận Thanh Xuân - Hà Nội) đành bảo con tránh xa để giữ “khoảng cách an toàn”.

Tránh xa cũng không yên thân

Mô tả ảnh.
Ảnh chụp từ clip nữ sinh Cẩm Phả bị lột áo, cắt tóc

Anh Quang Anh từng chứng kiến gia đình láng giềng đau lòng vì đứa con gái được cho là ngỗ ngược, không coi ai ra gì. Con gái anh học chung lớp thường kể với bố những vụ bỏ học đi chơi, yêu đương, đánh nhau của cô bạn.

Anh thấy mình có trách nhiệm báo cho hàng xóm biết. Vậy là, con gái anh ngay lập tức bị liệt vào “danh sách đen” của "cô láng giềng".

Sau những lần bị doạ đánh, anh đành bảo con gái tránh xa.

Nhưng anh vẫn lo lắng: "Dù con học ở một ngôi trường có nề nếp khá tốt, nhưng những mối quan hệ bên ngoài xã hội có thể từ trên trời rơi xuống vẫn khiến mình lo lắng không yên".

Mỗi lần, cập nhật trên báo những thông tin tệ nạn của giới trẻ, anh đều phải dành thời gian giảng giải, dặn dò con cẩn thận. Anh còn cắt cử con trai thường xuyên quan tâm, đưa đón em gái mỗi khi cô bé đi đâu vào buổi tối hay đơn giản là những buổi học trên trường.

Anh nói: "Xã hội bây giờ phức tạp quá, có quá nhiều thứ có thể chạm đến con gái mình khi nó đang tuổi lớn mà anh không thể lường hết được. Học sinh nữ ngày càng có những lối ứng xử khiến phụ huynh cũng cảm thấy khiếp sợ".

TIN LIÊN QUAN

Nhưng với chị Hoàng Lan ở quận Hoàn Kiếm, chừng bấy nhiêu biện pháp đó vẫn chưa yên tâm. Con gái chị đang độ tuổi mới lớn. Với chị, con mình rất ngoan nhưng cũng bị ban bè dọa đánh vì bị nghi mách cô chuyện các bạn khác hư.

Xem các thông tin "học trò đánh nhau" và đau lòng khi nhìn thấy những hình ảnh những học sinh bị đánh, chị hoang mang:

"Ai có con cái như tôi chắc không thể yên tâm khi mà, đang cố gắng từng ngày giáo dục con khiêm tốn với mọi người và tìm cách giúp các bạn hư trở thành người tốt như thời chúng tôi còn học phổ thông, thì lại bị đe dọa".

Nhưng điều buồn hơn là cha mẹ và thầy cô đều không biết. Chị rất lo sợ, nhưng chưa tìm ra biện pháp gì phù hợp để giải quyết trường hợp của con mình "khi mà xã hội cũng chưa có biện pháp gì đảm bảo an toàn cho các con lúc đi học".

Điều chị lo nhất bây giờ là làm thế nào để con đi học không bị đánh, gia đình thầy cô đều biết được thực tại đạo đức của các trò hư. Nhưng "phải rất tế nhị nếu chỉ cần các em đó biết được thì con mình bị đánh ngay".

"Tôi thấy buồn, vì được sống và làm việc nhưng lại bất lực trước một thực tế đang tồn tại và diễn ra nhiều điều phức tạp là làm cha mẹ mà không tự bảo vệ được cho con".

Cho con vào...quân đội

Chiều 29/10, chúng tôi gặp chị Hoàng Lê Mận chờ trước cổng Trường tiểu học Tân Mai đón con gái mới học lớp 3. Hỏi về điều lo lắng nhất bây giờ, chị bộc bạch: “Lo thế nào để con gái nhỏ khi lớn lên, sẽ không phải bỏ học giữa chừng như anh nó.”

TIN LIÊN QUAN
Thì ra, kinh nghiệm về đứa con trai phải cho đi lính khi chưa học hết lớp 11 khiến chị lo lắng từng ngày theo sự lớn khôn của cô con gái.

Đều là những người làm buôn bán nhỏ, gia đình thu nhập khá nhưng rất khao khát con trai sau này bước vào xã hội là người có tri thức, có trí tuệ nên anh chị luôn nhắc nhở con học hành.

Bố mẹ quan tâm, tạo mọi điều kiện, nhưng cậu con trai anh chị vẫn cứ trượt dốc mặc cho bao nhiêu nước mắt mẹ chảy, bao nhiêu lời bố khuyên răn hay họ hàng động viên.

Con trai anh chị về nhà khá ngoan, không phải lúc nào cũng ngang ngược. Nhưng không hiểu sao, cứ bước chân ra khỏi nhà, bạn bè lại mời được nó vào quán chơi điện tử đến quên giờ học, quên giờ về. Cất công tìm cả gia sư giỏi chỉ được hơn một tháng, thầy tại gia cũng phải đến gửi lại tiền công với lời xin lỗi "rút lui" vì con chị bảo: "Em chán học! Hổng kiến thức".

Chồng chị đã phải bỏ cả công việc để đi tìm con. Chị nói, con trai mình rất thương em, lễ phép với bố mẹ và người lớn trong nhà. Nhưng khi bị lôi kéo, cùng nhóm, cùng hội, nó không thể không dính líu đến. Cứ thế, trượt dài...Vì nó, nhiều lần chị khóc. Bố bất lực cầm cây roi đánh con mà nước mắt lưng tròng.

Buôn bán cả ngày, chị Mận không có thời gian vào mạng, không biết Youtube là cái gì và mấy ngày nay, chị cũng không rành chuyện đang sôi sục trên mạng là học trò đánh nhau lột đồ, cởi áo.

Ở trên các diễn đàn mạng, bức xúc trước cảnh "làm nhục nhau thản nhiên của những học sinh, và lo sợ "rồi một ngày con mình cũng bị ảnh hưởng", anh Trần Đông ở Đà Nẵng thậm chí còn đề xuất Nhà nước nên có một bộ luật riêng để để xử phạt dành cho những thanh thiếu niên ở lứa tuổi này. "Việc răn đe các em nên để dành cho cơ quan công an thì hay hơn, áp dụng cách hỏi cung tội phạm mà xử thì mấy em này mới sợ được" - anh viết.

Có phụ huynh còn đề nghị "lập trường học riêng cho những đối tượng HS này, và kỷ luật áp dụng như kỷ luật quân đội.

Còn nhà chị Mận, với cậu con trai "ở nhà rất ngoan nhưng ra đường là lêu lổng", dùng mọi giải pháp vẫn không "cứu" được, gia đình chị đã viện tới cách duy nhất: gửi con đi lính. Bây giờ, con vào quân ngũ đã được gần hai năm. Nỗi lo khi con xuất ngũ sẽ làm gì, sẽ như thế nào vẫn còn là một bài toán làm bố mẹ đau đầu. Còn với cô con gái mới chỉ học lớp 3, anh chị thấy còn "bội phần lo lắng" vì không thể áp dụng chiêu "đi lính" như anh trai.

"Chúng nó lành lắm!"

Khác với không gian mạng bức xúc, ồn ào suốt mấy ngày qua về vụ việc nữ sinh đánh nhau, lột áo, cắt tóc bạn ở Quảng Ninh, có một số phụ huynh con đang học cấp 3 tỏ ra khá hờ hững với câu chuyện bạo lực này. Cô Hằng (Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội) có con gái mới bước vào lớp 10 Trường THPT Kim Liên yên tâm: “Chuyện đánh nhau ở đâu chứ riêng trường mình cô học, điểm đầu vào của học sinh khá cao nên các cháu cũng ngoan lắm. Mình chưa thấy có dấu hiệu gì cho thấy các cháu hư hỏng. Các con của bạn bè cũng vậy! Chúng nó lành lắm.”

Con gái anh Đức (Quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng đang học lớp 10 tại trường. Những gì cô bé thể hiện ở nhà, ở trường, khiến anh rất yên tâm rằng con mình không bao giờ có thể “dính” vào những phần tử gây náo loạn học đường.

Trong mắt nhiều phụ huynh, con cái học cấp 3 vẫn còn rất nhỏ và chưa biết gì về chuyện ăn chơi, đua đòi hay yêu đương. Bố mẹ vẫn thấy con “tồ” lắm. Vì vậy, làm sao có thể gây chiến với đứa trẻ hay bị lôi vào những cuộc ẩu đả dã man.

  • Nguyễn Hường

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,