221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1310337
Hai kiểu học toán
1
Article
null
Hai kiểu học toán
,

 - Có dịp đến một trường phổ thông của nước ngoài ở Việt Nam, tôi để ý học sinh lớp 1 học, nhưng đi lại, chạy nhảy nhiều hơn ngồi một chỗ. Không khí trong lớp cũng nhộn nhịp, nhất là khi có đoàn kiểm tra đến.

TIN LIÊN QUAN
Cũng phải nói rõ hơn là tôi đến ngôi trường ấy vì việc riêng. Trong lúc chờ đợi thì tiện quan sát các em học mà thôi.

Không chỉ học sinh, cô giáo cũng đi lại như con thoi. Trong giờ học đếm (hoặc học tính cộng gì đó), cô phân học sinh thành hai nhóm, mỗi nhóm 5 bạn, đứng ở hai góc lớp. Học sinh trong hai nhóm di chuyển sang nhau. Mỗi đợt di chuyển như thế, cô lại hỏi: “Mỗi bên có mấy em?” 

Mô tả ảnh.
Ảnh: Lê Anh Dũng
Bài học về tính cộng (và rất có thể còn là đẳng thức và bất đẳng thức nữa) diễn ra vui nhộn, dễ hiểu, kết thúc trong sự hứng khởi. 

Cách đây không lâu, vì đến trường đón con sớm nên tôi lại có dịp quan sát các cháu lớp 1 học, nhưng lần này ở một trường chuẩn quốc gia, giữa thủ đô.

Lớp học im ắng. Cô ngồi nghiêm trang, thi thoảng gõ thước cạch một cái, ý chừng muốn các em tập trung. Dưới lớp, mỗi học sinh cầm một bó que tính, lần mần đếm, rồi chuyển từ tay này sang tay kia…  rồi lại đếm.  Que tính nhỏ, dẹt, chắc là hay nhầm lắm đây!  Bỗng dưng tôi  nhớ cách học tính cộng ở trường nước ngoài mà mình có dịp chứng kiến hôm nào.   

Một câu chuyện về phương pháp giáo dục khác cũng rất thú vị. Chuyện này tôi không chứng kiến, chỉ xem qua ti vi.

Đấy là một một đoạn trong phim. Đoạn tôi xem được là cảnh học sinh một trường trung học ở châu Âu đang thi tạp kỹ, trong đó có tiết mục học sinh đeo mặt nạ hoá trang biểu diễn. Giải đặc biệt chắc chắn thuộc về lớp 10B với những động tác nhào lộn, tung hứng điêu luyện của một học sinh, người được xem như nhân vật trung tâm của trò diễn. Nhưng pha nhảy lên vai hai bạn diễn cuối cùng để chào hết thì sự cố  xảy ra. Chiếc mặt nạ rơi xuống, cả trường ồ lên vì người diễn không phải học sinh mà là… nhân viên quét rác của trường.

Ban giám khảo chụm đầu hội ý rất nhanh. Kết luận đưa ra là: Nhân viên dọn vệ sinh cũng là thành viên của trường. Do vậy vẫn tính kết quả cho lớp 10B. Cả trường rào rào vỗ tay reo hò, hưởng ứng. Diễn viên lớp 10 B ôm nhau sung sướng. Và dĩ nhiên, hạnh phúc nhất là…anh nhân viên dọn vệ sinh.

Cảnh tôi xem diễn ra 7 phút, nội dung chẳng ăn nhập gì với chủ đề chính của bộ phim, nhưng nó thực sự gây xúc động  và khiến tôi suy nghĩ về phương pháp giáo dục, nhất là tính nhân văn. Vậy mà ở một trường học nào đó của ta, giáo viên bắt học sinh xếp hàng tát vào mặt nhau vì những nghi ngờ rất vớ vẩn. 

Hồi học lớp 12, học sinh nam mê bóng nên đem bóng tới trường chơi. Giờ học toán, một cái chân vụng về nào đó khua nhẹ khiến quả bóng từ gầm bàn lừ lừ trôi về phía chân thầy giáo. Cả lớp nín thở. Thầy dạy toán bực mình vì bị phân tán. Thầy đi đi lại lại, hai ngón trỏ và hai ngón cái xoe xoe viên phấn, thủng thẳng: “Các em liệu có ôm quả bóng này mà đi vào đời được không?”.

Vấn đề không phải ở chỗ thầy chì chiết, mỉa mai mà rộng hơn là quan điểm, phương pháp giáo dục.

Ngày 14/9 vừa qua, Tổng thống Mỹ Obama nói chuyện với học sinh một trường trung học ở Philadelphia.

Bài nói chuyện chừng 7- 8 phút, nhưng đáng chú ý ở câu: “Không một thứ gì – tuyệt nhiên không – là bên ngoài tầm với của các em, chừng nào các em còn muốn nuôi dưỡng những mơ ước lớn lao, chừng nào các em còn muốn  làm việc hết mình…”.

Phải chăng cách giáo dục như thế đã khơi được nguồn cảm hứng sáng tạo cho một quốc gia có số lượng giải Nobel hàng đầu thế giới?

  • Ngô Thiệu Phong
          

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,