221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1292805
Thầy giáo Nhật viết tâm thư gửi Bộ trưởng Giáo dục
1
Article
null
Thầy giáo Nhật viết tâm thư gửi Bộ trưởng Giáo dục
,

Một thầy giáo Nhật Bản gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục nước này bày tỏ trăn trở về việc thiếu thốn sự đồng cảm mà con người ngày nay đang dành cho nhau qua những câu chuyện nhỏ mà ông được nghe và thấy. Dưới đây là nội dung bức thư.

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif
  • Một sinh viên bị cụ già đánh vỡ mũi trên xe buýt
  • Teen sẽ cân nhắc chọn sống nhân ái?
  • Bộ Giáo dục đưa sự vô cảm vào đề văn quốc gia
  • Kính gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục Tatsuo Kawabata!

    Mới đây, tôi được sinh viên của mình kể cho nghe một chuyện thực sự làm tôi thấy băn khoăn.

    Câu chuyện kể về một chiếc ô tô đã đâm vào một người đi xe đạp ở bên ngoài ngôi nhà của sinh viên đó.

    Ngay lập tức, cô ấy đã gọi xe cứu thương. Song khi đang gọi thì cô đã thực sự kinh hãi khi nhìn thấy người lái xe lùi chiếc xe lại để đè bẹp lên người của nạn nhân không may. Kết quả là bà ấy đã chết. Cô sinh viên của tôi đã ghi lại được biển số xe, sau đó gọi cho cảnh sát. Người lái xe sau đó bị bắt, còn bà cụ nghèo khổ chịu một cái chết oan uổng.

    Tuy nhiên, điều mà cô sinh viên của tôi cảm thấy đau lòng nhất là không hề có ai dừng lại để giúp đỡ bà cụ. Cũng không hề có người qua đường nào quan tâm tới điều đó. Bà cụ bị bỏ lại trên vỉa hè cho đến chết.

    Liệu bà cụ có chết ngay lập tức hay không? Tôi không biết. Dường như ai cũng có nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết hơn là cầm lấy tay bà cụ đang hoảng hốt. Và có lẽ, bà cụ bị bỏ lại trên đường sẽ tự hỏi mình rằng tại sao người ta lại căm ghét bà đến mức để bà thở những hơi thở cuối cùng trên đường phố.

    Mô tả ảnh.

    Khi nghe câu chuyện này, tôi lại nhớ tới bài báo gần đây tôi đã viết cho một trường đại học với tựa đề “Bộ Giáo dục làm thế nào để giúp người Nhật đúng là người Nhật?”

    Khi nghe câu chuyện đó, tôi lại nghĩ đến bài báo này.

    Nếu như việc nhắm mắt trước nỗi đau của người khác được chấp nhận thì tôi không muốn người phải chịu những nỗi đau đó lại là con cái tôi.

    Sinh viên của tôi là người Nhật. Cô sinh viên đó cùng nhiều sinh viên khác trong lớp đều cảm thấy xấu hổ. Tất cả những người tử tế đều sẽ cảm thấy như vậy. Song dường như ở Nhật Bản, khi người ta làm một việc tốt thì đều mong nhận được sự trả ơn. Vậy nên, họ không có ý định giúp đỡ người khác.

    Vài ngày sau khi được nghe câu chuyện đó, tôi tới một công viên giải trí cùng cậu con trai 3 tuổi.

    Khi tôi đang đẩy chiếc xe dành cho trẻ con xuống một cái dốc thì thằng bé đã đi trước tôi khoảng 20m nhờ đi bằng đường bậc thang.

    Xuất hiện trước mắt chúng tôi là một đứa bé đang nằm khóc trên mặt đất và rõ ràng là đang gặp rắc rối gì đó. Những người qua đường không ai để ý tới cậu bé. Song con trai tôi đã tới gần và hỏi xem cậu bé có ổn không. Sau đó, thằng bé đã tìm người trông coi công viên và thông báo về tình trạng của cậu bé.

    Tôi sợ rằng thằng bé sẽ bị chế nhạo khi thể hiện sự quan tâm của mình tới mọi người.
    Tôi đã khen ngợi về sự cố gắng của con trai và cảm thấy vô cùng tự hào về sự đồng cảm bẩm sinh mà thằng bé đã dành cho người khác. Tháng tới, con trai tôi bắt đầu học mẫu giáo và tôi sợ rằng thằng bé sẽ bị chế nhạo khi thể hiện sự quan tâm của mình tới mọi người.

    Tôi thường xuyên dừng xe lại để hỏi ai đó xem liệu họ có cần sự giúp đỡ không, song có một số người lại thà phải đi đường khác còn hơn là dừng lại để giúp đỡ người khác.

    Khi tôi còn nhỏ, tôi nhớ mình thường gõ cửa những ngôi nhà hoàn toàn xa lạ để xin nước. Và hầu hết họ đều đưa cho tôi cả nước ép hoa quả và bánh ngọt. Mọi người sẵn lòng giúp đỡ người khác và họ vui khi được làm vậy. Còn bây giờ, các ông bố bà mẹ dặn dò con cái mình không được nói chuyện với người lạ, và dường như họ cũng hành động như vậy để làm gương cho con cái.

    Tôi biết rằng Internet đã giúp những người mắc bệnh ấu dâm bớt xa lánh mọi người và theo ước tính có khoảng 80% sách báo khiêu dâm trẻ em xuất phát từ Nhật Bản.

    Tuy nhiên, chúng ta nên dạy cho con cái mình tin tưởng vào con người thay vì sợ hãi.

    Hầu hết mọi người đều là người tốt, và nếu như chúng ta tiếp tục gieo rắc sự sợ hãi vào tâm hồn của con trẻ thì chính chúng ta sẽ phải chịu hậu quả.

    Chúng ta nên giúp đỡ và đối xử tử tế với mọi người. Con cái chúng ta sẽ nhìn vào đó và làm theo những hành động đó. Nếu chúng ta tránh xa và tảng lờ khi người khác gặp khó khăn thì trẻ con cũng sẽ làm như vậy. Chúng ta chính là người quyết định việc con cái chúng ta sẽ sống trong một thế giới như thế nào.

    Trong cuộc sống, có những người xấu song đó chỉ là thiểu số. Có điều gì đó đang thiếu trong xã hội này khi chúng ta ủng hộ và cho phép con cái mình nhắm mắt làm ngơ trước nỗi đau của người khác.

    Nếu như con người ta vẫn còn chưa thể phản xạ một cách tự nhiên là giúp đỡ người khác khi họ cần thì có lẽ còn có nhiều điều cần được dạy trong trường học.

    • Nguyễn Thảo (Theo Japan Times)


    ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,