Vụ scandal bằng cấp giả trong Quốc hội có thể khiến Pakistan phải tổ chức bầu cử lại ở quy mô lớn.
10% nghị sĩ dùng bằng giả
Ông Nawaz Sharif (trái) kêu gọi các nghị sĩ dùng bằng giả tự giác từ chức Còn lãnh đạo tỉnh Balochistan Nawab Aslam Raisani nói “Bằng nào thì cũng là bằng” - Ảnh: Pakistan Observer/Tuổi Trẻ |
Cũng theo thành viên này, hiện HEC đã ghi nhận được ít nhất 35 thành viên quốc hội không đệ trình được bằng cấp ĐH của họ trong khi bằng cấp của 138 nghị sỹ khác không thể kiểm tra được độ chính xác hay là loại bằng cấp gì.
Không chỉ các nghị sĩ mà ngay cả tổng thống Asif Ali Zardari của Pakistan, người được cho là có bằng cử nhân về quản trị kinh doanh tại tại một trường đại học Kinh tế ở Anh, cũng được yêu cầu phải chứng minh bằng cấp của ông là thật.
Tuy nhiên, có thể ông Zardari sẽ không bị kiểm tra bằng cấp vì ông trúng cử sau khi quy định bằng cấp với các nghị sĩ được bãi bỏ.
Được biết, cựu chỉ huy quân đội và tổng thống Pervez Musharraf là người đã đưa ra quy định yêu cầu bằng cấp cử nhân hoặc tương đương đối với nghị sỹ vào năm 2002 nhằm hạn chế số thành viên trong Quốc hội của các Đảng đối lập. Sau đó, quy định này được bãi bỏ tháng 4/2008 bởi tổng thống Asif Ali Zardari nhưng rất đông nghị sỹ bị cáo buộc sử dụng bằng cấp giả để trúng cử trong cuộc bầu cử hồi tháng 2 năm đó.
Những người trong cuộc nói gì?
Phản ứng trước quyết định của Tòa án tối cao, một số nghị sỹ đã tỏ ra rất tức giận khi bằng cấp của họ bị kiểm tra.
“Bằng cấp là bằng cấp, cho dù nó là giả hay thật thì cũng không có gì khác nhau”, ông Mohammad Aslam Raisani, lãnh đạo tỉnh Baluchistan và là một đồng minh của Tổng thống Zardari, bực tức sau khi bằng tiến sĩ về khoa học chính trị của ông bị nghi ngờ là giả.
Tuy nhiên,ông Abid Sher Ali, Chủ tịch Ủy ban giáo dục quốc hội Pakistan khẳng định để xây dựng đất nước lớn mạnh cần phải mạnh tay tiến hành tiến trình xóa bỏ bằng cấp giả trong đội ngũ lãnh đạo cao nhất này:
“Việc loại bỏ những nghị sĩ dùng bằng giả sẽ giúp đất nước lớn mạnh hơn. Chúng ta phải hy sinh một số cá nhân để giúp tình hình trở lên tốt hơn. Vì thế, chúng ta không nên e ngại trước vấn đề chúng ta đang phải đối mặt.”
Vào đầu năm nay, Jamshed Dasti, một thành viên của Quốc hội Pakistan, cũng phải từ chức sau khi không thể chứng minh được rằng bằng tiến sĩ về nghiên cứu Hồi giáo của ông là thật.
Mặc dù được cho là có bằng tiến sĩ về Hồi giáo, nhưng Dasti không thể nêu tên tiêu đề của 2 chương đầu tiên trong cuốn Kinh Coran.
Hiện, chỉ khoảng 50% tổng số 180 triệu người ở Pakistan biết chữ. Vì thế, nhiều chính trị gia ở quốc gia nam Á này việc bãi bỏ yêu cầu bằng cư nhân đối với các nghị sĩ Quốc hội sẽ giúp dân chủ hơn trong các cuộc bầu cử.
- Thanh Xuyên (Tổng hợp)