221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1281677
Mở các ĐH cạnh tranh với những đối thủ xuất sắc nhất
1
Article
null
Mở các ĐH cạnh tranh với những đối thủ xuất sắc nhất
,

Đã có nhiều tiến bộ vượt bậc trong việc mở rộng đầu vào giáo dục đại học, các quốc gia hàng đầu châu Á hiện đang tập trung vào mục tiêu đầy thách thức: xây dựng những trường đại học có thể cạnh tranh được với các trường tốt nhất trên thế giới. Chính phủ của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore và Hàn Quốc rõ ràng là đang nỗ lực để đưa một vài trường đại học của họ đạt tới vị trí cao quý đó.

>> Xem phần 1: Châu Á và những tham vọng vươn đại học ra thế giới

Mô tả ảnh.
Các trường đại học Trung Quốc mở rộng đầu vào đại học. Hình ảnh các thí sinh trong kì thi đại học

Không thể tới trong một sớm một chiều...

Hiện tại, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn đang ở giai đoạn phát triển có thể cạnh tranh với các quốc gia khác nhờ vào giá nhân công thấp trong ngành sản xuất.

Giá nhân công ở các nước này sẽ vẫn còn thấp một khi vẫn còn những lao động bán thất nghiệp trong ngành nông nghiệp.

Song rốt cuộc thì – giống như đã xảy ra ở Nhật Bản và Hàn Quốc – ngành sản xuất sẽ tăng trưởng để sử dụng số nhân công dư thừa vẫn đang tồn tại trong ngành nông nghiệp, và trong tình trạng thiếu nguồn cung cấp nhân công rẻ, lương sẽ bắt đầu tăng.

Ở giai đoạn này, khó có thể duy trì sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế nếu như không có sự đổi mới, không giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới; nhiều trong số các thành quả nghiên cứu được áp dụng đều dựa trên các tiến bộ khoa học cơ bản.

Trong nhịp độ tiến triển như hiện tại của quá trình thành thị hóa, Trung Quốc sẽ bắt đầu mất dần lợi thế giá nhân công rẻ trong ngành sản xuất trong khoảng 2 thập kỷ. Ấn Độ cũng sẽ đạt đến vị trí như vậy sau 1 thập kỷ nữa. Điều này giúp cho cả hai nước có đủ thời gian để có được khả năng đổi mới.

Để đơn giản hóa, hãy xem xét vấn đề nan giải sau:

Nhật Bản tăng trưởng mạnh hơn Mỹ rất nhiều từ năm 1950 đến 1990 khi mà nhân công dư thừa đổ vào ngành công nghiệ,p song sau đó lại tăng trưởng chậm hơn Mỹ rất nhiều.

Bây giờ hãy xem xét xem, liệu Nhật có tăng trưởng chậm không nếu như Microsoft, Netscape, Apple và Google là các công ty của Nhật. Có lẽ là không. Đó là sự đổi mới dựa trên khoa học – đìeu đã giúp nước Mỹ vượt qua Nhật Bản trong suốt 2 thập kỉ trước khi cuộc khủng hoảng năm 2008 xảy ra. Đó chính là sự thất bại trong việc cải cách của Nhật Bản – lý do làm Nhật tụt lại phía sau.

Phát triển để trở thành những trường đại học hàng đầu là một công cuộc khó khăn. Các trường đại học tầm cỡ quốc tế đã đạt được vị trí như hiện tại bằng cách thu hút các học giả hàng đầu thế giới trong lĩnh vực của họ.

Lên đẳng cấp quốc tế phải mất hàng trăm năm

Việc này tốn rất nhiều thời gian. ĐH Harvard và ĐH Yale đã phải mất hàng thế kỉ để đuổi kịp ĐH Oxford và Cambridge. ĐH Stanford và Chicago (thành lập năm 1892) đã phải mất hơn nửa thế kỉ để có được danh tiếng mang tầm quốc tế. ĐH duy nhất của châu Á nằm trong danh sách 25 ĐH hàng đầu thế giới là ĐH Tokyo – thành lập năm 1877.

Hầu hết các quốc gia đều đang xây dựng các trường đại học có khả năng thực hiện được những nghiên cứu mang tầm quốc tế, đồng nghĩa với việc họ phải thu hút được các học giả xuất sắc nhất.

Mô tả ảnh.
Ưu tiên ngân sách cho những trường ĐH hàng đầu của quốc gia để có thể cạnh tranh được với các trường ĐH tầm cỡ quốc tế. ĐH Tokyo, Nhật Bản (ảnh) là ĐH duy nhất của châu Á nằm trong top 25 trường ĐH hàng đầu thế giới.

Trong lĩnh vực khoa học, việc này đòi hỏi phải có cơ sở vật chất tiên tiến nhất với một số tiền tương đối lớn và các phúc lợi, mức lương có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác.

Trung Quốc hiện đang đầu tư mạnh vào cả 3 điều kiện này. Những đại học hàng đầu của Thượng Hải là Fudan, Shanghai Jiao Tong và Tongji đều đang xây dựng thêm các tòa nhà mới trong những năm vừa qua.

Họ đã có các thiết bị nghiên cứu tốt và được đặt trụ sở ở gần các đối tác công nghiệp. Số tiền đầu tư cho nghiên cứu ở Trung Quốc đã tăng song song với việc tăng lượng tuyển sinh vào đại học.

Hiện tại, các trường đại học của Trung Quốc đã có thể cạnh tranh một cách quyết liệt hơn với đội ngũ giảng viên của các trường đại học xuất sắc trên toàn thế giới.

Vào những năm 90, chỉ có 10% giảng viên Trung Quốc nhận được bằng tiến sĩ trong lĩnh vực khoa học, kĩ thuật ở Mỹ trở về nước.

Hiện tại, con số này đang tăng và Trung Quốc đã có thể kêu gọi các học giả đang làm việc tại Mỹ và Anh trở về quê hương. Họ bị thu hút bởi điều kiện làm việc đã được cải thiện nhiều và có cơ hội được tham gia vào sự phát triển của đất nước mình.

Ấn Độ cũng đang bắt đầu đạt được nhiều thành công hơn trong việc thu hút cộng đồng người Do Thái, song quốc gia này còn phải tiến hành các đầu tư như Trung Quốc đã làm trong việc cải thiện cơ sở vật chất, tăng cường vốn cho lĩnh vực nghiên cứu và tăng mức lương và đảm bảo phúc lợi cho các chuyên gia hàng đầu.

  • Nguyễn Thảo (Theo Times Higher Education)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,