221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1270987
Sinh viên Harvard “lặng lẽ” đi học ở... Việt Nam
1
Article
null
Sinh viên Harvard “lặng lẽ” đi học ở... Việt Nam
,
- Đầu năm 2010, đoàn sinh viên của Trường Kinh doanh Harvard (HBS) đã có chuyến nghiên cứu thực tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, do yêu cầu công việc nên chuyến đi khá… lặng lẽ. Sau khi đoàn trở về Mỹ, kết thúc chuyến nghiên cứu, chúng tôi mới có điều kiện tiếp xúc với họ.
TIN LIÊN QUAN

Trường kinh doanh Havard
Trường Kinh doanh Havard

41 người và 10 ngày

Chuyến đi giúp sinh viên tìm hiểu về khả năng thích ứng, làm chủ của các doanh nghiệp Việt Nam, những cơ hội và khó khăn của các làng nghề, các công ty khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa. Chuyến đi kéo dài hơn 10 ngày với các điểm dừng chân ở Hà Nội (3 ngày), Cần Thơ (2 ngày) và Sài Gòn (5 ngày).

Đây là chuyến thực tế kết hợp giữa học và chơi, vừa đi nghiên cứu tìm hiểu một chủ đề cụ thể là các hoạt động kinh doanh của một số làng nghề và công ty ở Việt Nam.

Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên đến Việt Nam, thế nhưng GS Regina Arbami, trưởng đoàn vẫn rất hào hứng khi trở lại.


Hành trình nghiên cứu của các sinh viên đến từ HBS được bắt đầu ở Hà Nội. Tại đây, đoàn có một dự án tư vấn nhỏ giúp tháo gỡ những khó khăn của các làng nghề. Ngày đầu tiên, SV được chia ra thành nhiều nhóm, mỗi nhóm khoảng 4-5 người đi về các làng nghề như: Đại Bái (chuyên tạo và buôn bán các sản phẩm đúc đồng), Bát Tràng (gốm sứ), Đồng Kỵ (Đỗ gỗ mỹ nghệ cao cấp), Phú Vinh (mây tre đan)…

Ngày thứ hai là chuyến dạo 36 phố cổ ở Hà Nội. Dựa vào quá trình tìm hiểu thực tế này, cộng với những kiến thức kinh doanh đã có, các sinh viên sẽ phải thuyết trình các giải pháp cho các khó khăn trên.

Ở Cần Thơ, đoàn đã đi thăm quan hai công ty chuyên sản xuất thức ăn gia súc và thức ăn tôm cá do doanh nghiệp Thái sang Việt Nam thành lập và công ty sản xuất phi lê cá basa, cá tra đông lạnh.

Đến Sài Gòn, đoàn lại tiếp tục được chia thành các nhóm tư vấn nhỏ ở các công ty đầu tư, giải trí, giáo dục…

Giáo sư Regina cho biết: "Các sinh viên sẽ phải tự tìm hiểu thực tế, đặt câu hỏi và đưa ra giải pháp khắc phục. Chúng tôi chỉ có nhiệm vụ lắng nghe và lựa chọn những giải pháp hiệu quả nhất để chuyển lại cho các công ty."

Ấn tượng quyết đoán

“Việt Nam là một đất nước mới hoà nhập vào nền kinh tế chung của thế giới. Mọi người đã ngỡ ngàng khi nhận ra rằng, các hoạt động kinh doanh đang diễn ra với tính chất toàn cầu hóa ngay ở những làng quê nhỏ bé nơi đây" - Cao Hà, sinh viên Việt Nam duy nhất trong đoàn chia sẻ.

" Ví dụ như ở làng Đại Bái, người ta đã nhập nguyên liệu đồng từ nước ngoài. Công ty chế biến thức ăn tôm cá và gia súc từ những nguyên liệu như khoai tây ở Việt Nam, thịt xương cá nhập từ Chi Lê, hạt đậu tương nhập từ Trung Quốc để tạo ra sản phẩm. Chúng tôi thấy bất ngờ trước những cơ hội xuất khẩu của các làng nghề Việt Nam nhưng cũng cảm thấy lo ngại khi những sản phẩm này khó cạnh tranh được với hàng hóa Trung Quốc".

Avital Sterngold, SV năm thứ hai, sinh ra ở Bỉ, lớn lên ở Israel, sống ở Anh, Nga, Mỹ.

"Điều đó, có nghĩa là tôi đã đi rất nhiều nơi. Tuy nhiên, chuyến đi đến Việt Nam thật sự là một trải nghiệm hết sức thú vị và tuyệt vời. Tôi nhận thấy, đất nước các bạn đang ở một bước ngoặt rất lớn. Nếu có những quyết định đúng đắn và đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng thì chẳng có lí do gì mà không thể vươn lên. Những nhà kinh doanh mà chúng tôi gặp đều nỗ lực hết mình để đứng vững, làm chủ được doanh nghiệp với nhiều thách thức liên tục mới".

"Một điều khác gây ấn tượng mạnh mẽ đối với tôi đó là sự mạnh mẽ và quyết đoán của người phụ nữ Việt Nam. Họ không chỉ khẳng định vai trò quan trọng trong gia đình mà tiếng nói của họ còn có uy thế cả trên thương trường."

Caleb Merkl thì chưa từng đến châu Á và cũng biết rất ít về Việt Nam.

"Hai tuần thực tập đã thực sự khiến chúng tôi hiểu hơn về đất nước các bạn, nhất là cơ hội được tận mắt chứng kiến các doanh nghiệp hoạt động ở một quốc gia khác".

"Ấn tượng mạnh mẽ của tôi về đất nước các bạn là sự năng động. Đường phố sầm uất. Tôi rất sợ phải sang đường. Trước biển xe dài vô tận, tôi cảm giác như mình có thể mất không tính mạng vậy" - Caleb Merkl chia sẻ.

Trong khi Caleb Merkl ấn tượng nhất về chợ nổi Cái Bè ở Tiền Giang bởi "mọi mặt hàng ở đây đều thật tươi ngon. Hàng thùng cá, gà, vịt…và có cả những món rất lạ như tai lợn, thịt chuột" khiến anh "như lạc vào trong một thế giới có biết bao điều thú vị" thì Sarah Smith, sinh viên năm nhất khác lại đặc biệt ấn tượng về con người.

"Họ rất mến khách và tốt bụng. Tôi nhớ nhất là bữa cơm trưa với sinh viên tình nguyện của ĐHQG Hà Nội. Họ đi cùng chúng tôi đến các làng nghề truyền thống để giới thiệu và phiên dịch".

Sarah nói thêm, cô cũng hết sức ngỡ ngàng về sức mạnh kiên cường và tinh thần tự làm chủ của các doanh nghiệp tư nhân mà mình có dịp nghiên cứu.

  • Sinh Phạm

Bài 2: Giải thích, giải thích và giải thích

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,