221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1270502
Tiến sĩ "nhức lòng" hãy tìm đến người có tâm
1
Article
null
Tiến sĩ 'nhức lòng' hãy tìm đến người có tâm
,

Tôi tốt nghiệp trường ĐH Kiến trúc TP.HCM năm 1999, lúc đó, cơ hội làm việc tại TP.HCM là 100% nhưng tôi quyết định về quê mình công tác. Đọc "tự sự nhức lòng của tiến sĩ "ngoại" trở về đại học lớn", tôi có một số chia sẻ như sau.

TIN LIÊN QUAN

Quê tôi là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ. Khi đó, tôi quyết định về quê công tác không phải vì hai chữ “quê hương” hay “nhà nước” gì đó, mà vì bố mẹ cũng là công chức nhà nước nên chuyện xin vào đó làm việc đối với tôi khá dễ dàng.

Lý do tôi về quê công tác của tôi là:

Ngày đó, bố tôi nói rằng "Con xuống Sở Xây dựng gặp chú C. để vào làm, ba đã nói với chú rồi!". Tôi nghe lời bố, xuống gặp chú C ở Sở Xây dựng (cơ quan Sở chỉ mới xây tạm bợ vì tỉnh tôi mới tách năm 1997). Nhưng trong lòng nghĩ rằng, không chắc sẽ làm việc đó. Thế rồi, tôi gặp 1 người rất trẻ (33 tuổi) kêu qua phòng anh.

Tới phòng, tôi thấy tấm bảng đề chữ "Phó Giám đốc" ở trên bàn. Lời đầu tiên, anh nói với tôi là “về đây công việc nhiều, lương ít nhưng anh em học hỏi nhau làm. Tôi nhận thấy sự tiềm ẩn trong anh là một người “có tâm, có tầm” thế là tôi quyết định theo anh từ đó.

Bốn chữ “có tâm, có tầm”

Nhận định của tôi là đúng. Anh làm việc gì cũng nghĩ đến “chuyện chung”, không bao giờ thiên vị cho cá nhân, cho dù đó là ai. Lúc nào, anh cũng công tư phân minh từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ - không kéo bè cánh cho nên tất cả các nhân viên của cơ quan rất nể và kính trọng anh. Tất cả những cái đó gọi là có tâm. Chính vì vậy, cơ quan đã bỏ trên 90% phiếu để anh lên làm giám đốc.

Nói về “có tầm” – anh đưa ra hướng giải quyết các vấn đề liên quan đến xây dựng thật là thấu đáo (luôn đảm bảo lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và nguời dân) mà những vấn đề này còn vướng mắc do sự tham mưu luật chưa phù hợp thực tế địa phương của Bộ Xây dựng. Thế mới gọi là có "tầm".

Bốn chữ “có tâm, có tầm” dành cho các vị lãnh đạo là rất cần thiết.

Qua câu chuyện của anh, tôi cảm thấy thất vọng vì một trường đại học lớn mà không có được một vị lãnh đạo hội đủ điều kiện trên thì tệ quá! Xin các vị lãnh đạo hãy xem lại chính mình. Nếu thấy không đủ năng lực thì hãy tạo điều kiện cho người khác làm, đừng để nhân viên bất mãn như vậy.

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết từng nói trong một lần đi tỉnh “nếu không có vốn thì các đồng chí xin cơ chế. Hai chữ "cơ chế" sẽ tạo cơ hội cho bạn kêu gọi đầu tư. Thực ra, ông nói là tỉnh đó phải động não để tìm cơ hội chứ không nên cứ "xin – cho" hoài. Như vậy, trường cần có cơ chế minh bạch cho việc “đề tài nghiên cứu” ngay đi. Quá trễ rồi.

Đâu đó, vẫn còn những người lo cho dân cho nước và nhân viên của mình.

Không cần phải nước ngoài mới có cơ hội làm việc. Quê tôi là một tỉnh giáp Campuchia mà vẫn có những người lãnh đạo có quan điểm mở như vậy nên anh không nhất thiết phải ra nước ngoài làm việc. Mà hãy tìm những “người hợp với mình” như anh nói, để làm việc. “Tiên trách ỷy, hậu trách nhân”. Mong anh tìm ra con đường cho mình.

Xin nói thêm, hai chữ “minh bạch” sẽ làm cho tổ chức của bạn phát triển. Chữ “motivation” giúp cho nhân viên của bạn không bất mãn. Bố tôi về hưu 10 năm rồi mà tư tưởng rất mở. Là lãnh đạo một trường đại học lớn, ông nên làm gì đó đi chứ?

Là một tiến sĩ, được đào tạo ở nước ngoài anh cần vận dụng kiến thức đó một cách hiệu quả nhé. Tôi hy vọng anh là và sẽ là người “có tâm, có tầm”.

Binh Nguyên (73 Footscray Road, London, UK)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,