221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1269565
Điều tra buồn:28% học sinh lảng tránh khi bạn gặp khó
1
Article
null
Điều tra buồn:28% học sinh lảng tránh khi bạn gặp khó
,

Đây là thông tin từ kết quả điều tra tại một đề tài nghiên cứu khoa học do Trường ĐHSP Hà Nội thực hiện mang tên "Thực trạng biểu hiện của một số xúc cảm và kỹ năng đương đầu với xúc cảm tiêu cực ở thiếu niên". Số học sinh chọn cách "lảng tránh" với những câu trả lời như "Tham gia vào thêm rắc rối", "Em sẽ phớt lờ"...

TIN LIÊN QUAN

Ảnh: BA
Báo Giáo dục - Thời đại dẫn lại số liệu này trong bài viết "Giáo dục đạo đức cho học sinh: Cần hiểu để tác động đúng" sau những vụ việc học sinh đánh hội đồng liên tục được nhắc tới.

"Mấy hôm nay, báo mở diễn đàn về vô cảm, nói rất đúng. Nhưng thú thật, chính tôi cũng khuyên bảo con: “Đừng quan tâm đến chuyện của người khác, cứ đi thẳng một đường từ nhà đến trường, từ trường về nhà cho mẹ là được rồi”. Thử hỏi với thời đại như bây giờ, nếu cháu xông vào can thiệp bênh vực bạn mình trong những vụ ẩu đả, lỡ cháu cũng bị đánh luôn thì ai bảo vệ cháu?".

Một bà mẹ hiện đang làm việc tại một bệnh viện lớn ở TP.HCM nói như vậy với Tuổi Trẻ về "sự bất lực khi dạy con".

Phụ huynh này chia sẻ lý do rất thật "nếu vụ việc đến tai ban giám hiệu trường, cháu cũng sẽ bị hạ bậc hạnh kiểm, như học sinh Trường Trần Nhân Tông ở Hà Nội... thì có phải vạ lây không?".

Tuy nhiên, sau khi xem clip nữ sinh đánh nhau ở Hà Nội, lúc khuyên con "đừng cương với mấy đứa đó làm gì, một câu nhịn chín câu lành” thì  chị được “phản pháo” ngay: “Hiền là bị ăn hiếp ngay đó mẹ. Nó gây sự với con, con xử nó liền, sợ gì?”.

"Trăm dâu đổ đầu...giáo viên chủ nhiệm"?

Sau các hiện tượng về "bạo lực học đường", Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nói cần đề cao giáo dục toàn diện, tôn vinh giáo viên giỏi trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó có công tác chủ nhiệm lớp.

"Trong cơ chế tổ chức giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh sắp xếp thứ tự theo chức năng, nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đứng ở vị trí đầu tiên" - báo GD-TĐ viết.

Ông Nguyễn Hoài Long, Phòng GD-ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) nêu thực tế "chuyện giáo viên đến từng nhà học sinh để tìm hiểu, động viên đã trở thành “chuyện hiếm”. Chỉ khi học sinh có khuyết điểm hoặc có sự thay đổi đột biến nào đó, giáo viên mới thông báo về gia đình và thường là bằng điện thoại".

Cô Nguyễn Thị Hải Yến – Tổng phụ trách Trường THCS Ngọc Mỹ (Quốc Oai, Hà Nội) có 4 năm làm giáo viên chủ nhiệm, chuyên giáo dục các học sinh cá biệt thừa nhận, công tác chủ nhiệm hiện nay "không được sâu sát như ngày xưa".

"Giáo viên chủ nhiệm luôn có suy nghĩ đó là công việc “phải làm” nên sự quan tâm với học trò cũng hạn chế hơn so với trước, khoảng cách cô trò ngày càng xa. Trước kia, giáo viên chủ nhiệm đúng như người mẹ thứ 2, bất kỳ điều gì học sinh cũng có thể chia sẻ với cô chủ nhiệm. của mình. Nhưng hiện nay, nhiều học sinh tìm đến cô tổng phụ trách hoặc giáo viên bộ môn mà em tin tưởng nhiều hơn là giáo viên chủ nhiệm" - cô nói.

Ông Long cho hay, khối lượng công việc của giáo viên chủ nhiệm rất căng thẳng.

"Làm công tác Đội còn được phần trăm lương, làm tổ trưởng bộ môn cũng được hệ sô,́ nhưng công tác chủ nhiệm không có chế độ phụ cấp gì, chỉ được giảm số tiết, thường là ít hơn 4 tiết so với giáo viên bộ môn".

"Điều đầu tiên, phải đào tạo lòng yêu nghề, tình cảm và nhân cách người thầy ngay từ thời còn sinh viên. Bên cạnh đó, cải thiện chế độ chính sách cho giáo viên chủ nhiệm để họ toàn tâm toán ý với nghề" - ông Long kết luận.

  • Tiến Ngọc (tổng hợp) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,