221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1264619
Trẻ sẽ thành tài nếu trường học như...game
1
Article
null
Trẻ sẽ thành tài nếu trường học như...game
,
 
Sau loạt bài về những bạn trẻ nghiện game, VietNamNet nhận được nhiều ý kiến của độc giả khẳng định những tác hại khôn lường của game online. Nhiều ông bố, bà mẹ phải "đau đầu", rơi nước mắt vì không ngăn được con cái sa đà vào thế giới trò chơi ảo.

Tuy nhiên, bạn đọc Nguyễn Thanh Duy phản hồi cho rằng, không nên đổ lỗi tất cả cho game và các nhà phát hành. Theo bạn Duy, thì người lớn hãy tự hỏi xem trường học và gia đình đã cuốn hút được HS hay chưa?

Để rộng đường thảo luận, VietNamNet đăng tải ý kiến của anh Nguyễn Thanh Duy:

 

 
Mô tả ảnh.
Khó dứt bỏ thế giới ảo bởi gia đình và nhà trường không có gì thú vị?
Ảnh: An Bàng


Khi đã bị game cuốn hút, giới trẻ bỏ quên thế giới thực, bỏ quên học hành; đổ hàng đống tiền để chơi và nếu không đủ tiền để “đập” vào game, họ có thể tìm mọi cách, kể cả phạm tội, để thõa mãn thú vui của mình...



Tuy nhiên, game và các nhà làm game có thật sự có tội trong việc này hay không?

Trường học đã thú vị bằng game chưa?

Có người đã viết trên báo rằng "game là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự sa sút của các em".

Nhưng tiêu chí phát hành game là lôi cuốn người chơi, chứ không phải có mục đích xấu.

Chính những người chơi không biết giữ mình, cứ sa vào games, rồi tự làm bản thân mình trở nên “nghiện ngập”, hung hăng… Nếu họ biết cách chơi có chừng mực thì không có những chuyện như thế. Có bị nghiện game hay không là do chính người chơi.

Ngoài ra, nguyên nhân khiến các bạn trẻ đổ thời gian, tiền bạc và công sức vào game online là do sự ganh ghét, hơn thua nhau ở cấp độ nên quyết chí luyện đêm luyện ngày để vượt lên ngôi vị đầu bảng.
 

 Game thủ đúng nghĩa?

"Gamer" hay "game thủ" không chỉ đơn giản là "người chơi game" mà có ý nghĩa sâu xa hơn. Người được gọi là game thủ là người biết cách chơi game sao cho nghệ thuật, và quan trọng hơn, chơi có chừng mực.

Game thủ chơi game, mê game nhưng không bao giờ quá sa vào các trò chơi. Họ luôn luôn chơi trong một chừng mực nào đó, đủ để vui, đủ để thưởng thức nó. Họ chơi rất hăng, rất rành rẽ về trò mà mình chơi nhưng luôn dành đủ thời gian cho việc học của mình.

Rất nhiều HS giỏi nhận định rằng mình có chơi game, và trong đó lại có nhiều bạn chơi hay nữa.

Vì sao các em mê chơi game hơn đi học? Nếu trường học trở thành một nơi thú vị, cuốn hút HS thì chắn rằng họ sẽ thích đến trường cùng học tập và vui chơi với bạn bè trong môi trường lạnh mạnh.

HS  tiểu học phải “quẩy” trên vai “những gánh nặng của tuổi học trò”, bị ép học quá sức, không còn thời gian giải trí; chương trình học qua tải, khiến nhiều học sinh học như điên mà kết quả vẫn không cao; nhiều thầy cô giáo đối xử không hiểu gì đến tâm tư của học trò…

Như vậy, nhiều HS  không vứt bỏ thế giới ảo là điều dễ hiểu.

Gia đình chưa mang lại niềm vui

Hơn nữa, gia đình vẫn chưa là chỗ dựa vững chắc cho trẻ.

Đa phần gia đình có con nghiện game thường không quan tâm đến con cái, hành hạ về thể chất và tinh thần hoặc quan tâm quá mức, chỉ biết ép buộc con cái lớn lên theo tất cả sự sắp đặt của mình mà không cho trẻ cơ hội để nói lên điều mình mong muốn.

Chính những điều đó gây bức xúc trong lòng lớp trẻ, vì thế họ lao vào game để tìm thấy niềm vui.


Người lớn hay tự nhận mình có kinh nghiệm, hiểu hết mọi chuyện nhưng thật sự không hiểu gì về tuổi trẻ. Người lớn chưa thật sự làm gương cho giới trẻ trong mọi chuyện, và cũng chưa quan tâm đúng mức đến con cháu. Có ai tìm hiểu để hướng dẫn con em mình biết game nào xấu, game nào tốt nên giải trí? Mà ngược lại, có phụ huynh cấm tiệt mọi thú chơi game của con cái. Có người thì thả cho con đi đâu thì đi, nên khi sa vào nghiện game thì mới giật mình.

Tôi nghĩ, đừng vội trách tội game và nhà phát hành game mà các bậc phụ huynh nên nhìn lại mình. Hãy để cho trẻ tự quyết định tương lai đời mình, còn phụ huynh chỉ cần là điểm tựa đáng tin tưởng cho trẻ không sa ngã là đủ.

Ồ ạt nhập games nhưng buông lỏng quản lý

Tuy nhiên, giới trẻ mê các game bạo lực rồi ảnh hưởng đến đầu óc, nghĩ đến bạo lực một phần cũng do lỗi của các nhà quản lý, các nhà phát hành, dịch vụ game. Các nhà quản lý cứ cho nhập ào ạt các game vào, không xem xét có phù hợp với văn hóa và giới trẻ Việt hay không.
 
Nếu nói các game như Half life, Đột Kích, Biệt Đội Thần Tốc, v.v… là bạo lực, vậy thì cho nhập làm gì?

Nhập game, cho chơi tràn lan, sau đó lại phê phán thì có ích gì, sao không ngăn chặn ngay từ đầu? Nên nhớ rằng không chỉ game, mà còn truyện tranh, phim ảnh… mỗi cái đều có quy định giới hạn về độ tuổi có thể xem hoặc chơi. Ở nước ngoài người ta rất chú trọng vấn đề này, nhưng ở Việt Nam thì quá thờ ơ.

Nhiều nhà phát hành game chỉ quan tâm đến lợi nhuận, mà không cần biết các bạn trẻ chơi game như thế nào. Do đó, mới có có chuyện mấy cô cậu mới 8,9 tuổi là đã biết bạo lực; chuyện học sinh bỏ học để lao vào các cuộc tỉ thí; nhiều SV nghiện game mà bỏ bê học hành…

Do đó, thay vì lên án game, mọi người nên nhìn lại bản thân mình. Những ai đã nghiện game hãy giảm bớt giờ chơi, tăng thêm giờ học, thay game bằng các trò vui bổ ích khác (như thể thao chẳng hạn). Các bậc phụ huynh thì nên quan tâm đến con mình nhiều hơn. Các nhà quản lý hãy làm tốt trách nhiệm của mình hơn…

  • Nguyễn Thanh Duy

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,