221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1253184
Việt Nam có thể cải cách giáo dục như Thụy Điển?
1
Article
null
Việt Nam có thể cải cách giáo dục như Thụy Điển?
,

Mỹ, nền giáo dục danh tiếng trên thế giới khó có thể áp dụng những ưu việt của cải cách giáo dục ở Thụy Điển do sự khác biệt về văn hóa. Vậy Việt Nam thì sao?

Bài 1: Cận cảnh "nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới"

images198761_Hoc+sinh+Thuy+Dien.jpg
HS Thụy Điển học tập với tinh thần thoải mái và vui vẻ.


Mỹ không thể cải cách như Thụy Điển, tại sao?

Một trong những lý do khiến Mỹ không thể áp dụng hướng cải cách của Thụy Điển chính là ở chỗ nền dân chủ xã hội ở Thụy Điển không cho phép sự cách biệt quá lớn về mức thu nhập kinh tế giữa các công dân.

Chính phủ Thụy Điển đã chủ tâm thực thi một hệ thống kinh tế cho phép mọi công dân có quyền lợi đồng đều, đồng thời cung cấp phụ phí làm việc, được xem như hệ thống an sinh xã hội. Do đó, tạo sự đồng đều về lợi ích cho tất cả người có việc làm, ngay cả chỉ làm bán thời gian. Do đó, sự cách biệt về mức sống của một người lao động bình thường với một người có chuyên môn nghiệp vụ cao cấp như bác sĩ thì không bao nhiêu, không phải “quá trời” như ở Mỹ.

Chính phủ Thụy Điển đã thành công trong việc loại bỏ tương đối tốt tình trạng nghèo đói trên phạm vi cả nước. Trong khi đó, nghèo đói vẫn đang là một lực cản mà cải cách giáo dục Mỹ không thể nào vượt qua.

Bên cạnh đó, người Thụy Điển chấp nhận cải cách mà người Mỹ không chấp nhận do sự khác biệt về chủ nghĩa cá nhân trong hai nền văn hoá.

Nền văn hoá Thụy Điển (cũng như các nước Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch) tuy thiên về cá nhân hơn tập thể, nhưng là chủ nghĩa cá nhân nằm ngang. Nghĩa là tuy mỗi người chịu trách nhiệm chính yếu về sự phát triển của riêng mình, nhưng họ sẽ cảm thấy hổ thẹn như có tội khi quá giàu hay đã làm những điều khiến cho người khác trở nên nghèo. Trong thâm tâm, họ e ngại việc chấp nhận sự cách biệt quá lớn về tài sản giữa các công dân trong xã hội.

Trái lại, người Mỹ theo chủ nghĩa cá nhân thẳng đứng, nghĩa là ai có sức, có tài thì cứ làm giàu, cứ lên cao còn mặc kệ thiên hạ nằm bẹp dí dưới chân. Cho nên, họ sẵn sàng chấp nhận sự cách biệt lớn lao về tài sản, mà không muốn tạo ra hình thức an sinh xã hội kiểu Thụy Điển.

Phong cách sống của người Thụy Điển là: “Không một lá cỏ nào có thể vượt cao hơn những lá cỏ khác, vì lá cỏ ấy sẽ bị cắt trước tiên”. Do đó, người Thụy Điển biết sống có tình người hơn, không có cái tâm lấn lướt, chà đạp người khác để mình đi lên, hay vơ vét hết về cho mình, mặc kệ thiên hạ đói khổ.

Lí do thứ 3 khiến nền giáo dục Mỹ khó áp dụng hướng cải cách như ở Thụy Điển là do hiện nay, việc điều hành nhà trường trong hệ K-12 ở Mỹ là theo sự chỉ đạo rất quan liêu từ trên xuống. 

Các thầy giáo và học sinh bắt buộc phải làm theo hướng dẫn để làm sao cuối cùng học sinh đạt được 3 chỉ tiêu: đúng giờ, biết vâng lời, và làm được bài kiểm tra chuẩn của bang. Nếu không, nhà trường sẽ bị khiển trách hay bị trừng phạt theo Luật Giáo dục No Child Left Behind được ban hành trong thời Tổng thống Bush.

Hệ thống giáo dục K-12 của Mỹ đang có 49 tiêu chuẩn khác nhau về chất lượng học tập tuỳ theo từng bang, chỉ trừ bang Iowa không áp đặt tiêu chuẩn chung cho bang mình. Chính cơ cấu quản lý nhà trường theo tinh thần quan liêu và phương pháp giảng dạy có tính áp đặt khiến học sinh cảm thấy bị buộc phải học để đối phó với thi kiểm tra, nên họ mất hứng thú và mất tính tự giác trong việc học.

Hệ quả là nhà trường và thầy giáo bị mệt mỏi để duy trì ba chỉ tiêu trên. Họ không còn hơi sức đâu để giảng dạy được như Thụy Điển, rèn luyện cho học sinh các phẩm chất để trở thành người lao động trong nền kinh tế hậu công nghiệp và toàn cầu.

Đó là người học sinh vui vẻ học tập trong tinh thần tự giác để trở thành người học tập suốt đời, làm được công việc đòi hỏi kiến thức, biết tự điều chỉnh, tự định hướng, tương đối không bị giám sát vì biết chịu trách nhiệm về các hành động của riêng mình.

Khả năng áp dụng tại Việt Nam

images1846369_SV2.jpg
Phương pháp giảng dạy truyền thống khó đạt hiệu quả cao.

Ở nước ta, cũng có những nhà giáo đầy tâm huyết. Phương pháp giảng dạy truyền thống là thầy giảng, trò chép, học những kiến thức “chết cứng” trong sách, rồi lặp lại các kiến thức ấy trong các bài thi để có bằng cấp là sai lầm.

Người học trò ngồi thụ động chờ thầy rót kiến thức vào. Đó là kiến thức áp đặt từ bên ngoài chứ không phải do học trò tự thân chứng nghiệm. Do đó, kiến thức ấy đã không hoà tan trong máu thịt học trò, không giúp chúng có thể có những phát kiến vượt qua kiến thức, tạo ra cái mới, góp phần cải tiến xã hội hiện tại và tương lai.

Trong truyền thống mấy nghìn năm văn hiến, dân tộc ta đã có những giá trị đạo lý làm người như từ bi, hỷ xả; nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; cần, kiệm, liêm, chính; chí công, vô tư; công bằng, bác ái,... Phương hướng nhận thức thực tại trong kinh sách nhà Phật vốn đã tiềm tàng trong văn hoá dân tộc từ hai nghìn năm nay. Những kiến thức đó thừa sức để chúng ta đúc kết lại thành chuẩn mực văn hoá đạo lý sống như lagom của Thụy Điển. 
 

Và để xây dựng nền giáo dục phù hợp với tiến bộ khoa học nhưng nhân bản, coi trọng giá trị đạo lý làm người, biết học hỏi và giúp nhau cùng thăng tiến... Tiếc rằng, chúng ta chưa làm được như vậy.

Đất nước ta đã hòa bình hơn một phần ba thế kỷ, nền giáo dục đã được cải cách nhiều lần, nhưng vẫn còn đó nhiều vấn đề. Cho nên những người lãnh đạo giáo dục ở mọi cấp tự biết rằng mình đang đảm trách một nhiệm vụ rất nặng nhọc.

Tôi nói là nặng nhọc, khó khăn mà chưa vội nói là vinh quang, bởi vinh quang chỉ có được sau khi đã tạo ra công đức. Nhưng giá trị đạo lý làm người và đường hướng giáo dục tốt đẹp vẫn tiềm tàng trong văn hoá dân tộc, và kinh nghiệm sẵn có của các nền giáo dục tiên tiến ở các nước.

Những vị lãnh đạo giáo dục rút ra được những bài học kinh nghiệm mà cải tiến, hướng tới nền giáo dục tiên tiến, thì vòng nguyệt quế vinh quang sẽ đến.

Nhưng nếu không làm được như thế, thì sẽ có lỗi với nhân dân.

TS Lê Tự Hỷ
  (Theo Tạp chí Xưa và Nay số tháng 12/2009)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc

Không biết tác giả nghiên cứu về giáo dục Mỹ bao lâu mà lại có những nhận xét quá phiến diện đến như thế?
Dựa trên nguyên tắc gì mà tác giả dám kết luận chắc chắn là nền giá dục Thụy Điển hơn Mỹ? học sinh Việt Nam qua Mỹ thường đứng nhất lớp đấy nhưng ta có dám kết luận là nền giáo dục Việt Nam hơn Mỹ được không?

Tác giả cũng có suy nghĩ quá kỳ lạ khi cho rằng cứ làm giàu ở Mỹ là phải chà đạp lên người khác hay phải khiến người khác nghèo đi!? Như vậy là tác giả chỉ hiểu làm giàu theo cách của chủ nghĩa tư bản man dã ở thế kỷ 17,18. Đó là một kiểu tư duy về cách làm giàu khá lạc hậu, Thử hỏi cách làm giàu của Bill Gates hay Steve Jobs đã chà đạp lên người khác hay làm người khác nghèo đi như thế nào hay ngược lại cách làm giàu của họ chỉ đem lại công ăn việc cho người dân, tạo ra tiến bộ xã hội và của cải làm ra cũng được tái đầu tư vào xã hội để tiếp tục một chu kỳ tiến bộ xã hội mới?

Bill Gates thì giàu đấy nhưng chúng ta cũng biết ông ấy sẽ dùng hết tài sản để làm từ thiện như một cách trả lại của cải cho xã hội

Thử hỏi tác giả nếu giáo dục Mỹ kém và quan liêu như thế thì nước Mỹ tại sao đóng góp hầu hết các phát minh cho nhân loại? Internet, điện thoại, GPS .. ra đời trên nước Mỹ chứ không phải Thụy Điển và những phát minh đó chính là sản phẩm của nền giáo dục Mỹ

Tôi không biết cái câu “Không một lá cỏ nào có thể vượt cao hơn những lá cỏ khác, vì lá cỏ ấy sẽ bị cắt trước tiên” mà tác giả dẫn là châm ngôn sống của Thụy Điển có chính xác không?

Nhưng nghe thì cực kỳ phi lý. Tại sao không chăm bón cho những ngọn cỏ mọc chậm để nó mọc cao bằng những ngọn cỏ đã mọc cao mà lại cầm kéo cắt đi những ngọn cỏ mọc cao?

,
Quang Vinh, TP HCM, gửi lúc 20/12/2009 21:29:48

Theo toi thay thi tac gia cua bai viet nay thieu xac thuc va co cai nhin phien dien ve giao duc My. Thu nhat, dua tren thong ke nao ma tac gia khang dinh la nen giao duc Thuy Dien tot hon My hay chi la y kien ca nhan!? trong khi nen giao duc My luon luon dung dau the gioi trong may thap ky qua cho toi nay?! Neu khong tin toi, cac ban cu thu tim hieu tren web (nhu financial times) xem trong top 100 truong tot nhat the gioi 10 nam qua, thi co bao nhieu truong cua My. Tac gia co neu la mot nhom nghien cuu My sang Thuy Dien hoc hoi, xin hoi tac gia la do vao nam bao nhieu? nhung nha nghien cuu nay la dai dien cua mot tieu bang hay la cua bo giao duc My gui sang?!?
Ben canh do, su giau ngheo o My hau nhu chang co anh huong gi den chat luong chung cua giao duc My ca. O tieu hoc, cac em trong gia dinh ngheo hay binh dan van duoc chinh phu My cho di hoc mien phi o truong cong cong va them tien an trua nua. Ma o day, truong cong cong khong co nghia la chat luong kem nhu tac gia neu tren. Cac em van duoc co giao theo doi, cham soc va tham gia cac group assignments and activities, hoc hoi lan nhau chu khong phai manh ai nay song.
Ben canh do, toi noi hau nhu khong anh huong la boi vi co mot so (rat it) cac em nho trong gia dinh kha gia thi duoc bo me tu tra tien tui ra, cho cac em di hoc truong tu thuc, truong dao. (Thuy Dien cung co truong tu thuc nhu Stockholm International school, lop mau giao la 84,000kr tuc la hon 11 ngan usd/nam.)
Nhung den bac dai hoc, thi khac biet giau ngheo nay la khong co nua, boi vi neu diem GPA va SAT cao (khong quan trong cac em tot nghiep truong cap 3 tu thuc hay cong cong) ma duoc nhan vao Princton hay Harvard, thi cac sinh vien ngheo cung duoc chinh phu cho vay tien de di hoc thoi.
Dung nhu tac gia noi, moi nuoc co mot nen van hoa khac nhau. Nen van hoa cua My la ton trong su tu do ca nhan nen luat nhan quyen rat cao. Chinh vi vay ma co lam giau thi cung khong the cha dap len nguoi khac ma di len duoc boi vi neu lam vay, nhung nguoi giau nay se phai hau toa va tra mot khoan tien kha lon ve su boc lot va phan biet cua minh do. Toi cung xin noi them la nhung nguoi giau nay phai tra mot khoan tien thue kha lon hang nam cho chinh phu de nuoi nhung nguoi ngheo day.
Noi nhu the khong co nghia la nen giao duc My hay dat nuoc My noi chung khong co mat xau ma nhieu lam nhu ti le toi pham, that nghiep cao etc... Thuy Dien la mot dat nuoc phat trien, con nguoi hien hau, nen giao duc tien tien nhung toi tin rang giao duc My khong he thua kem hay di sau giao duc Thuy Dien.
Tren day la mot so y kien cua ca nhan toi.

,
Anh Ngo, xin loi toi khong co font Tieng Viet nhung ma buc xuc qua nen phai viet., gửi lúc 20/12/2009 15:12:02

Thứ nhất tôi không rõ nền văn hóa, giáo dục Mỹ kém Thụy Điển thế nào? Nhưng tôi chỉ biết một điều nền văn hóa, giáo dục đấy đã và đang sản sinh ra nhiều người đạt giải Nobel, Fields, Clay... nhất, xin hỏi tác giả giải thích điều này như thế nào?

Thứ hai tác giả dựa vào đâu mà nói chủ nghĩa cá nhân nằm ngang tốt hơn chủ nghĩa cá nhân thẳng đứng? Tôi tự hỏi tại sao người giỏi lại phải có nghĩa vụ, trách nhiệm giúp đỡ người khác (Đó là điều nên làm nhưng không phải là nghĩa vụ) Tác giả nói, ở Thụy Điển, người giỏi "sẽ cảm thấy hổ thẹn như có tội khi quá giàu hay đã làm những điều khiến cho người khác trở nên nghèo" Đây là điều lố bịch nhất tôi từng nghe. Tôi cũng có khá nhiều bạn sống ở Thụy Điển và Châu Âu nhưng đã di cư sang Mỹ sống. Theo họ, chính văn hóa ngang bằng, không ủng hộ sự phát triển cá nhân của Châu Âu đã đẩy rất nhiều người giỏi của Châu Âu sang Mỹ vì họ không muốn phải đóng thuế quá cao cho chính phủ để giúp nhưng con người lười biếng và không giỏi bằng chỉ vì họ làm ra nhiều của cải hơn cho xã hội.



Chính do Châu Âu quá quan trọng hóa collectivism trong khi Mỹ chú trọng individualism nên Mỹ đã thu hút được người tài của cả thế giới trong khi Châu Âu thì kiềm hãm sự phát triển của người giỏi và cho không quá nhiều cho những người lười biếng và kém hơn.

,
Anonymous, gửi lúc 20/12/2009 13:07:46

Việc so sánh nền giáo dục Mỹ đa sắc tộc với quy mô dân số hơn 308 triệu dân trong đó sự chênh lệch tự nhiên về trình độ giữa các sắc dân là rất lớn với nước Thụy Điển hơn 9 triệu dân nhưng dân số thì rất thuần chuẩn là một sự so sánh khá khập khiễng
Với bản chất đa sắc tộc nước Mỹ không thể áp dụng chính sách cào bằng cho được nhưng họ cũng tạo ra một hệ thống an sinh xã hội cũng khá tốt, học sinh cũng được học bấc phổ thông miễn phí, có chính sách trợ cấp xã hội(tuy không bằng Thụy Điển) dành cho những người bị bỏ lại đàng sau trong cuộc đua tranh khắc nghiệt, tóm lại với bản chất năng động nước Mỹ không thể áp dụng chính sách cào bằng cho được,
Không nên đem sở đoản của một quốc gia mà so sánh với sở trường của một quốc gia khác . Nước Mỹ có thể không có được hệ thống giáo dục đại trà tốt như Thụy Điển được(vì những lý do nêu trên) nhưng ngược lại nền giáo dục Mỹ lại sản sinh ra được những nhân tài kiệt xuất mà Thụy Điển không hề có được như Bill Gates,Steven Job hay Sergey Brin…vv.. là những người đã góp phần làm thay đổ bộ mặt của thế giới trong nhiều thập kỷ qua, còn nữa hầu như năm nào ngay giữa thủ đô Stockohlm ngừơi Thụy Điển cũng phải chứng kiến trong sự thán phục sự thống trị gần như tuyệt đối của người Mỹ trong các buổi lễ trao giải thưởng Nobel.
Tôi cũng rất bất ngờ khi tác giả nhận xét giáo dục Mỹ tạo ra “những đứa trẻ biết vâng lời”!
Thật sự nếu nền giáo dục phổ thông Mỹ quá tệ như tác giả nói thì nước Mỹ cũng sẽ chẳng có những trường đại học hàng đầu thế giới cùng những thành tựu khoa học đoạt giải Nobel cho được.
Theo tôi mô hình giáo dục Thụy Điển cũng đáng cho chúng ta tham khảo đấy nhưng để có điều kiện thuận lợi như Thụy Điển thì hiếm nuớc nào trên thế giới có được , ngoài ra nếu áp dụng theo kiểu cào bằng như vậy có thể dẫn đến tâm lý ỷ lại nguy hiểm không?
Và thực tế cũng nhiều quốc gia đã thất bại khi áp dụng mô hình Thụy Điển rồi đấy.

,
Việt Trần, TP HCM, gửi lúc 20/12/2009 09:44:54

Tôi xin có lời góp ý với bài viết này, là bổ sung chứ không phản bác . Cải cách giáo dục là điều kiện tiên quyết hàng đầu đến sự thành công của các nước Bắc Âu như Phần Lan, Thụy Điển , Đan Mạch ,Na Uy . Người dân các nước đó đang được hưởng cuộc sống Dân Chủ , Độc Lập , Tự Do , Hạnh Phúc thật sự và thật sự . Tuy nhiên tôi không đồng tình với cách nghĩ của TS Lê Tự Hỷ rằng chủ trương không có ngọn cỏ nào được vượt qua ngọn cỏ khác , hay tư duy không nên dìm chết người khác để vượt lên của chính mình .
Trước hết, giáo dục của Tây Phương nói chung nặng tính tự giác , tự lập , giảm thiểu gò bó và tăng tối đa sự phát huy cá nhân, mỗi người là một thiên tài ( trừ những trường hợp thần đồng ) , Do đó khi còn nhỏ bạn đã được thầy cô ở trường theo dõi và phát hiện kỹ năng thiên bẩm . Do dó bạn sẽ luôn cảm thấy mình học rất sướng và luôn phát huy mình . Nhiều người nói rằng thằng A con bà B học ở VN dốt vậy mà sang đó đứng đầu lớp . Đó là vì ở VN ta không nhìn đúng năng lực của đứa trẻ đó, và cũng vì một điều khác là ta là nguời sống xa xứ phải có chút động lực tự sinh tồn .
Từ đó mà mỗi người làm việc riêng, cho dù làm một công việc cũng không giống nhau vì họ biên chế ít nhưng làm việc hiệu quả , khác với ta một cơ quan có quá là người làm một công việc khi xét thăng tiến thì dẫm đạp nhau bất chấp trước đó là anh em cột chèo .
Các nước Bắc Âu thậm chí Trung Âu đang thực thi một chế độ kìnhtế chính trị chủ nghĩa xã hội tiền Cộng Sản thật sự dù chế độc chính trị là Dân chủ đa nguyên. Họ không giống như Trung quốc tích trữ thật nhiều để dương oai . Tiền của ngân sách lại chi trả ngược cho xã hội. Con người được giải phóng tối đa, và làm hết sức phần việc của mình và không đụng chạm quyền lợi của người khác .
Tôi xin bàn mấy đoạn cuối cùng của TS Hỷ , cái gọi là nhân lễ nghĩa trí tín nó từ đâu mà có , những nước như Mỹ , Anh... ta thấy trên phim họ trông thật cơ bắp họ đóng những vai giết người không gớm tay , trong quán Bar ta thấy nhiều chàng hớt tóc bặm trợn, tay mình xăm đầy dẫy nhưng thực tế họ lại rất hiền, mình hù dọa lớn tiếng tí là họ sợ rồi , thậm chí ở Anh khi tôi sang đó thăm chơi thì có một quán Bar đông đảo nguời nước ngòai thì khi nghe có người VN vào thì họ lũi đi ngay sau đó , tôi đang thắc mắc họ phân biệt chủng tộc hay sao thì người bạn nói ở đây nó sợ dân VN nhất, dân VN quậy nhất khu này liều mạng quá nên nó sợ ... dù nó to như voi . Ở Mỹ họ cũng giáo dục con người theo hướng thiện , đa phần những người Mỹ có học thức đều rất khôi hài và hiền tự đầy lòng nhân ái . Bản thân họ cũng không ưa chính trị viên được cho là dối trá và trục lợi .
Chúng ta sẽ không thể làm được như Thụy Điển hay Phần Lan vì còn 2 điều khác. Dân số chúng ta quá đông, nhìn ra ngòai đường để thấy những con người sống cho qua ngày, có quá nhiều người phải nghĩ tới cuộc sống ngày mai hơn là nghĩ sẽ đóng góp đựoc gì cho xã hội,. Sống bằng mọi cách khiến tư duy liều mạng phát triển, xã hội bị nhăn nhó bởi tham nhũng đục khoét và hưởng thụ .
Hơn nữa chúng ta đang sống bên cạnh một đất nước đã chi phối chúng ta về văn hóa hàng nghìn năm nay là Trung Quốc, ta gặp gì ở họ, kinh doanh tốt ( chủ yếu là mánh lưới ) , hiếu chiến , sỹ diện,...những đặc điểm mà người Việt ta đã học hết 2/3 . Chỉ có cái nhân bản người Việt là không thể thay thế được , Đâu đó trong con người VN có sự dung thứ và trắc ẩn . Người Trung Quốc không thể đồng hóa ta về điều này . Nếu ta cải cách như Thụy Điển mà thành công như lời TS Hỷ liệu dân ta có thành một dân tộc yếu đuối nhưng bù lại là văn minh . Vua xư Batư Darius từng nói : Một đất nước dân tộc không bị rèn dũa bởi chiến tranh , dân tộc đó sẽ trở nên hèn nhát và yếu đuối . Câu này ông ám chỉ Babylon một quốc gia giàu có văn minh nhưng sớm bị diệt vong sau đó . Tôi đang tự nghĩ về Bắc Triều Tiên Iran, tuy trong điều kiện khó khăn như vậy nhưng thành quả họ đạt được đang là điều mà nguời VN ta không làm được khoa học tiên tiến, sức mạnh quốc gia mạnh mẽ . Chúng ta đang có thời bình nhưng khả năng chịu đứng những con sóng dữ ngày càng yếu đi, nền kinh tế đang rất thụ động và chậm chạp trước các chính sách điều chỉnh . Chúng ta bắn sạch sẽ chim trời để rồi một ngày ngồi nhậu bổng nhớ ngày xưa nơi đây đã từng là một vườn chim, chợt nhớ ra là ngày xưa mình đã làm sai, một số Đại gia Lâm tặc sau khi đốn hàng triệu hec rừng và gỗ quý làm giàu riêng cho mình thì bắt đầu trồng rừng trở lại để rửa tội cho mình , nhưng cái rừng ông ta trồng lại đó không phải là rừng nguyên sinh là dự trử sinh quyển nữa, rừng đó có thể là rừng nguyên liệu để phục vụ cho lợi ích ông ta về sau mà thôi .
Một dân tộc một nền kinh tế nhân bản, giáo dục con người theo hướng trước mắt, làm xong thấy thất bại để rút kinh nghiệm mà không đầu tư cho khoa học để dự đóan thất bại mà tránh thì dân tộc đó có xứng đáng là một dân tộc Văn minh, chúng ta có giàu ngang ngữa Singapore, có chiều cao ngang người Nga , nhưng cái đầu vẫn là của một anh nông dân 2000 năm mà thôi . Đẳng cấp chúng ta không bao giờ bằng Nhật , Đức . Vì chúng ta đã đầu tư sai cho con nguời, để mãi mãi đi nhìn dân tộc khác làm thế nào mà bắt chước .

,
Tuân Nguyễn, gửi lúc 20/12/2009 09:19:26
Trang trước 1 Trang sau
,



,
,
© Báo VietNamNet, số 141 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.
Số giấy phép: 1285/GP - BTTTT cấp ngày 27/8/2008. Tổng biên tập: Nguyễn Văn Bá
® Ghi rõ nguồn "VietNamNet" khi phát hành lại thông tin từ website này.
,