221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1249173
Sinh viên sư phạm ít được học "sư phạm"?
1
Article
null
Sinh viên sư phạm ít được học 'sư phạm'?
,

 - Tại hội thảo tổng kết về mô hình đào tạo giáo viên THPT và TCCN (trung cấp chuyên nghiệp) trong thời kỳ hội nhập do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 28/11, nhiều ý kiến cho rằng chương trình khung giáo dục đại học khối ngành sư phạm đang có nhiều bất cập.

Mô tả ảnh.
Giáo viên chỉ nên đóng vai trò là người huấn luyện, là người cố vấn của HS, cùng các em tìm ra con đường riêng của mình để đi đến học vấn và sự hiểu biết.
(Ảnh minh họa: Bảo Anh)
Theo bộ chương trình này, thời gian dành cho kiến thức sư phạm là 33-36 đơn vị học trình (ĐVHT), chiếm 16-18% trong tổng số 210 ĐVHT.
 
Trong khi đó, khối kiến thức đại cương chiếm tới 80 ĐVHT (khoảng 38% thời lượng).

PGS.TS Bùi Văn Nghị, chuyên gia dự án Phát triển giáo viên THPT và TCCN (Bộ GD-ĐT) cho rằng, tỉ lệ này thấp hơn so với nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

Như trường ĐH Monash, Victoria, Úc, chương trình 4 năm có 32 ĐVHT thì có 16 học phần dành cho môn khoa học.

"Sinh viên sư phạm đi thực tập từ 8-10 tuần, chỉ giới hạn ở một số tiết nhất định tại trường phổ thông là quá ít”- ông Nghị nói tiếp. Trong khi tại Úc hay Canada, người học có tới 80 - 100 ngày thực hành sư phạm.

Còn tại Trường ĐH California - Davis (Mỹ) sinh viên được thực hành giảng dạy cả một năm.

Tất cả giáo viên tương lai phải có bằng cử nhân, sau đó quay trở lại trường ĐH học thêm 1 năm kiến thức nghiệp vụ để được chứng nhận kiểm định giáo viên.

Ngoài bằng cử nhân, các giáo sinh còn phải vượt qua một cuộc sát hạch đánh giá kỹ năng đọc, viết và làm toán.

Mỗi sinh viên còn bắt buộc phải thực hành dạy học tối thiểu là 23 tuần, ông Nghị dẫn chứng.

Từ đó, ông Nghị đề xuất, nên giảm bớt thời lượng khối kiến thức đại cương để tăng thời lượng kiến thức ngành và kiến thức sư phạm. Đồng thời, nên đào tạo theo tín chỉ.

Còn ông Đinh Xuân Khoa, Trường ĐH Vinh thì cho rằng phải đổi mới cơ chế quản lý các trường ĐH trong đào tạo giáo viên; đổi mới phương thức đào tạo giáo viên; phải kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục; đổi mới công tác quản lý giáo viên tập sự...    

Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước khẳng định: đào tạo giáo viên THPT phải là một tổng thể từ tiểu học đến THPT, chứ không làm theo kiểu riêng rẽ từng bậc học như hiện nay.

Bà Bình cho biết, bà và một số cộng sự đang nghiên cứu về thực trạng giáo dục Việt Nam và nhận thấy phải cải cách giáo dục một cách triệt để, toàn diện và cơ bản. Giáo dục phổ thông là nền tảng của giáo dục nói chung. Mục tiêu của giáo dục THPT cũng cần phải được thay đổi nên đòi hỏi đào tạo sư phạm và bồi dưỡng giáo viên cũng phải thay đổi.

"Mô hình đào tạo hiện nay chỉ chú ý đến phương thức đào tạo mà chưa quan tâm nhiều đến chương trình nội dung", bà Bình nói.

Hầu hết kiến thức của giáo viên TCCN còn yếu!

Yếu kém lớn nhất của giáo viên hiện nay là phương pháp dạy học vẫn quá nặng về kiến thức, ít thực hành nên chưa đảm bảo yêu cầu, nhất là với giáo viên TCCN.

Ông Nguyễn Xuân Bảo, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam công bố kết quả khảo sát năm 2008: đội ngũ giáo viên đang giảng dạy trong trường TCCN đã tăng từ 10.000 giảng viên năm 2000 lên gần 15.000 giảng viên. Bên cạnh đó, gần 10.000 giảng viên trong các trường CĐ, ĐH cũng tham gia dạy TCCN.

Tuy nhiên, hầu hết kiến thức của giáo viên TCCN còn yếu, đặc biệt về kỹ năng giảng dạy thực hành và giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp mặc dù phần đông đã có chứng chỉ sư phạm bậc I và bậc II.

Đây là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Sinh viên ra trường chưa thuyết phục được các nhà sử dụng lao động, chưa có khả năng thích ứng nghề nghiệp cao, có thái độ đúng đắn với nghề và tác phong chuyên nghiệp. 

Cũng theo ông Bảo, Viện đã hoàn thành dự thảo “Chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên TCCN” và sẽ ban hành vào năm 2010.

  • Bảo Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,