221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1241713
Trường ĐH có "vấn đề" phải được công khai trên báo chí
0
Article
null
Trường ĐH có 'vấn đề' phải được công khai trên báo chí
,

Hơn 200 đại biểu gồm lãnh đạo các trường ĐH của Việt Nam, nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo các tổ chức GD Vương quốc Anh đã cùng ngồi lại tìm "đầu ra" cho liên kết đào tạo, hợp tác giữa các trường ĐH, hợp tác nghiên cứu và quản lý chất lượng đào tạo "xuyên biên giới". Ba yếu tố then chốt được coi quyết định thành công trong hợp tác quốc tế được các đại biểu đồng tình "tài chính, đội ngũ, chất lượng"...

j
Các đại biểu tại Hội nghị giáo dục Đại học Việt Nam - Vương quốc Anh

Hội nghị Hội nhập quốc tế trong Giáo dục ĐH Việt Nam - Vương quốc Anh được tổ chức ngày 16/10, tại Hà Nội. Ngài Robin Rickard - Giám đốc Hội đồng Anh Việt Nam khẳng định: Sự kiện không chỉ là một trong những ưu tiên chiến lược của Chính phủ hai nước mà còn là ưu tiên hàng đầu của các trường ĐH, các cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam và Vương quốc Anh.

Ông Dương Mộng Hà, Trưởng khoa Quan hệ quốc tế (ĐH Đà Nẵng): "Thiếu kiểm định rất ít chương trình đào tạo của Việt Nam được trường đối tác liên kết"

Xu hướng của thế giới là tăng cường hợp tác quốc tế giữa các trường ĐH với nhau. Chính nhờ xu hướng này thì không chỉ riêng các trường ĐH Việt Nam tìm kiếm đối tác ở nước ngoài, mà các trường nước ngoài cũng đang tìm kiếm đối tác, trong đó có Việt Nam.

bn

Ông Dương Mộng Hà, Trưởng khoa Quan hệ quốc tế (ĐH Đà Nẵng)

Việc tìm đối tác cũng không khó khăn. Tuy nhiên, mỗi trường ĐH Việt Nam đều rất mong muốn tìm được đối tác hay nhiều đối tác nào của nước ngoài có uy tín. Khi hợp tác với đối tác có uy tín thì bản thân trường ĐH Việt Nam cũng tăng "thương hiệu", đồng thời, cũng học hỏi được ở trường nước bạn nhiều kinh nghiệm.

Một trong những yếu tố xếp hạng các trường ĐH trên thế giới có xét đến yếu tố những chương trình liên kết. Trong việc kiểm định chương trình đào tạo ở một số nước cũng đồng thời kiểm định cả chương trình đối tác khi có hợp tác. Việc kiểm định đem đến uy tín cũng như thương hiệu của trường/ ngành.

Tuy nhiên, ở Việt Nam thời gian qua, các trường ĐH của Việt Nam rất ít chương trình đã được các trường ở nước ngoài đặc biệt là các trường có uy tín được xếp hạng cao công nhận. Ví dụ, đối với một số trường ở Mỹ thì các chương trình đào tạo đã được các tổ chức có uy tín kiểm định. Khi hợp tác với Việt Nam giảng dạy ở Việt Nam thì họ cũng e ngại rằng, việc giảng dạy cho SV Việt Nam có đáp ứng điều kiện đó không.

Vì các chương trình đào tạo ĐH của Việt Nam chưa được kiểm định - do vậy việc trao đổi SV, chương trình giảng dạy không phù hợp. Từ đó, trong hợp tác họ cũng xem xét lại và chỉ đáp ứng một chừng mực nào đó.

Ở ĐH Đà Nẵng có hợp tác một số chương trình với Vương quốc Anh. Trước khi ký hợp tác 1 chương trình đào tạo nào đó thì phía Anh thảo luận với những người có trách nhiệm ở trường ĐH và sau đó họ tổ chức 1 đoàn kiểm định làm việc với trường đối tác Việt Nam xem xét xem có đủ điều kiện để thực hiện hợp tác không. Sau đó mới tiến tới ký kết hợp tác đào tạo.

Các điều kiện họ chú ý là đội ngũ giảng viên có đáp ứng chương trình đào tạo, đã được đào tạo để theo dõi, giảng dạy các chương trình hợp tác hay không. Tiếp đó là thư viện, phòng học có đáp ứng cho SV tiếp cận với chương trình dễ dàng, cách lấy thông tin có nhanh chóng...Điều kiện hỗ trợ về các trang thiết bị hợp tác của Việt Nam có đáp ứng theo các yêu cầu của họ hay không. 

Cuối cùng họ quan tâm đến đầu vào của SV như thế nào để đáp ứng chương trình mà không hạ thấp chất lượng của họ nếu được giảng dạy ở Việt Nam.

Việc tìm kiếm đối tác liên kết hiện nay không còn khó mà đến giai đoạn "hợp tác hai bên cùng có lợi", do đó thời gian hợp tác mình làm thế nào để không ảnh hưởng đến thương hiệu của trường đối tác. Đồng thời, các trường đối tác có lợi trong việc trao đổi chuyên môn...

Tiến sĩ Trần Thị Hồng, Trưởng khoa Đối ngoại và Phát triển dự án (ĐHQG TP.HCM): "Chương trình liên kết cũng phải công khai chuẩn đầu ra"

Trong hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam hiện đang duy trì 2 loại hình đào tạo gồm chính quy và không chính quy. Liên kết quốc tế là một chương trình đào tạo nằm trong loại hình đào tạo không chính quy. Liên kết đào tạo "xuyên biên giới" đang được mọi gia đình Việt Nam quan tâm. Bởi, sau THPT ai cũng muốn nhìn thấy con trên giảng đường ĐH.

u

Tiến sĩ Trần Thị Hồng, Trưởng khoa Đối ngoại và Phát triển dự án (ĐHQG TP.HCM)

Thực tế, hàng năm có trên 1 triệu thí sinh tốt nghiệp THPT đăng ký dự thi ĐH nhưng số bước vào giảng đường ĐH chỉ chiếm gần 20%. Với trên 80% không đậu ĐH họ tìm cách học lên bằng con đường hướng ngoại.

Chính tâm lý đó khiến các chương trình liên kết trong nước trở nên lỗi thời. Thị trường hứa hẹn cho các chương trình liên kết quốc tế được toàn xã hội quan tâm. Từ đó, đòi hỏi các trường ĐH phải có những thay đổi để đáp ứng nhu cầu.

Tuy nhiên, đã vấp phải một số vấn đề bởi công tác kiểm định còn mới mẻ và thiếu kinh nghiệm trong GD ĐH Việt Nam. Kiểm định ở cấp trường còn hạn chế chỉ mới thực hiện ở vài trường, còn kiểm định chương trình đào tạo chưa chính thức. Các chương trình liên kết đào tạo chủ yếu mới được kiểm tra vào lúc đầu không theo tiêu chí cụ thể, thiếu kiểm soát toàn bộ quy trình đánh giá và giám sát...dẫn đến khó bảo vệ người tiêu dùng là SV và người sử dụng lao động.

Cộng với các loại hình chương trình liên kết đang duy trì gồm: bằng tốt nghiệp ĐH do nước ngoài cung cấp; hoặc 2+2, 3+1, 1+3, 1+1; bằng kép hoặc đồng cấp bằng...dẫn người học đến một "mê cung" rối rắm, không biết chọn loại hình học nào cho phù hợp. Các chương trình liên kết thường hai bên tự thoả thuận theo mẫu nước ngoài nên có khiếu kiện không giải quyết được

Do vậy, để đào tạo "xuyên biên giới" hiệu quả, Chính phủ Việt Nam phải có Luật để bảo vệ người tiêu dùng, hoàn thiện chuẩn kiểm định cho Việt Nam, chú trọng hơn tới giảng dạy và hợp tác quốc tế. Đồng thời, Bộ GD-ĐT Việt Nam cần quy định rõ hơn về các chương trình được phép liên kết. Cùng với đó, với những chương trình liên kết ở các trường ĐH cũng cần phải công bố chuẩn đầu ra để người học biết và có lựa chọn...

Giáo sư Drummond Bonne, Chủ tịch Ban cố vấn – Giám sát các chương trình Liên kết đào tạo GD ĐH Vương quốc Anh: "Trường ĐH có "vấn đề" được công khai trên báo chí"

Liên kết đào tạo nếu thành công mang lại lợi ích cho SV, giảng viên và cả 2 phía. Quản lý chất lượng GD ĐH ở nước Anh được quản lý bằng một tổ chức là QAA, một cơ quan về đảm bảo chất lượng giáo dục.

Cơ quan này được quản lý bởi Chính phủ và một bộ phận đại diện của tất cả các trường ĐH trong cả nước. Khi một trường mới ra đời và đi vào hoạt động thì người ta phải trải qua 1 quy trình rất dài mới được 1 giấy phép hoạt động. 

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lê Hương, phó Vụ trưởng Vu Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT): "Hội nghị là cơ hội để các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo tổ chức GD trong nước học hỏi kinh nghiệm và thông lệ tốt nhất của các trường đối tác. Đồng thời, sẽ là nền tảng thúc đẩy hoạt động trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác giữa các trường ĐH của hai nước. Đổi mới GD ĐH với mục tiêu đưa nền giáo dục nước nhà sánh vai cùng các nước trong khu vực và quốc tế là trăn trở của Chính phủ, Bộ GD-ĐT cũng như các trường ĐH, CĐ trong cả nước".

Theo quy trình thì tổ chức QAA đến thanh tra các trường ở Anh, họ sẽ thanh tra rất nhiều vấn đề và nếu phát hiện một trường nào đó có vấn đề gì thì họ sẽ thanh tra kỹ hơn, cụ thể từng môn học, giáo trình... Họ không ngay lập tức bắt trường đó ngừng hoạt động mà họ sẽ công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc trường này có vấn đề gì. Một khi bị công bố trước công chúng về những yếu kém thì danh tiếng của trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Sau đó, tổ chức QAA sẽ có những biện pháp cụ thể với từng trường để các trường tự sửa chữa. Trong trường hợp những trường nào không đồng ý với kết luận của thanh tra thì họ có thể phản ánh lại để tìm ra những biện pháp xử lý khác.

Ở Anh có điều tra ý kiến của SV trên toàn quốc. Và trong điều tra này, các SV sẽ đưa ra những ý kiến của mình về những khóa học của trường. Ý kiến rất cụ thể. Tại Anh những ý kiến của SV rất quan trọng đối với các trường, SV không thích học ở trường này thì họ sang trường khác để học. Việc SV không chọn học các khóa học tại trường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến danh tiếng của trường. 

Ở Việt Nam hơi khác ở Anh. Ở Việt Nam tôi được biết, nhu cầu người học rất lớn, các trường không cung cấp đủ. Ở Anh thì có trường có nhiều chỗ trống mà không ai đăng ký cả. Cho nên, danh tiếng của trường rất ảnh hưởng đến việc lựa chọn của SV và ý kiến của SV rất quan trọng và được đề cao.

• Đông Nghi 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,