221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1230622
"Sốc" vào lớp 1
1
Article
null
'Sốc' vào lớp 1
,

 - Mới đi học được hơn một tháng, nhưng con trai chị Ng. chỉ thích... nghỉ học. Cu cậu bảo: "Lớp học không có đồ chơi, thường xuyên bị điểm kém nên... thích nghỉ học".  Không chỉ có trẻ, nhiều phụ huynh có con đi học lớp 1 cũng bỡ ngỡ trước những thay đổi tâm lý của con mình.

hocsinhlop1
Các học sinh bắt đầu vào lớp 1. Ảnh: VNN
Chị P. (Hà Đông) cho con theo học Trường Tiểu học Văn Yên gần nhà để tiện đưa đón. Theo chị, đây không phải trường điểm. Thế nhưng, vừa nhập học hè (đầu tháng 7/2009) cô đã cho các con viết vở ô li, không qua giai đoạn tập tô làm các cháu lúng túng.

Trong khi đó, theo hình dung của nhiều phụ huynh, học hè chỉ nên cho các cháu tô thuần thục các nét cơ bản. Còn việc học và rèn chữ nên để vào năm học sẽ đúng với quy định hơn. Chị P cho rằng, việc dạy viết chữ, đánh vần trong thời gian học hè ở một số trường tiểu học đã đi trước chương trình, không đúng với niên chế năm học.

Chị băn khoăn, có thể trường cho học trước chương trình để vào năm học các cô sẽ nhàn hơn. Nhưng, với sự khởi đầu nặng nề như vậy - với những cháu tiếp thu chậm sẽ sốc, sẽ không thích đến lớp, đến trường.

"Ứ thích" đến lớp vì... "học dốt"

Để "cậu ấm" có được nền tảng không quá khó khăn cho các bậc học kế cận - chị Ng. (Đặng Thai Mai, Tây Hồ, Hà Nội) chọn sự khởi đầu cho con ở môi trường mầm non tư thục chất lượng cao, những mong con được phát triển toàn diện.

Con "tốt nghiệp" mầm non, chị phân vân hàng tháng trời trong việc chọn mô hình dân lập hay công lập. Rồi chị quyết định cho con học ở một trường tiểu học công lập "đắt giá" ở quận Ba Đình.

Mới đi học được hơn một tháng, nhưng con trai chị chỉ thích... nghỉ học. Lý do cu cậu đưa ra là vì "lớp không có đồ chơi, thường xuyên bị điểm kém".

Khi còn học mầm non, cu cậu tập viết và luôn được điểm 10. Nhưng "lên" tiểu học, những nét chữ đó chỉ nhận được điểm 5, 6.

Khi chị Ng. hỏi: "Đi học toàn điểm 5, 6 sao con không cố?". Cậu con trai rầu rầu: "Cố thì cũng thế thôi".

Rồi chị khuyên răn: "Nếu như vậy sẽ không được học sinh giỏi". Cu cậu bỗng buông thõng: "Không được học sinh giỏi thì không đi học nữa".

Cậu nhóc cũng kể thêm: "Tổ của con học dốt, chẳng bao giờ được cắm cờ nên không thích đến lớp...". Khi chị Ng. hỏi lại cô giáo mới biết, trên lớp tổ nào học giỏi sẽ được cắm cờ và con trai chị thường xuyên ngồi tổ không có cờ.   

Dù xác định, chương trình học không nhẹ nhưng chị Ng. cũng như nhiều phụ huynh có suy nghĩ "ngược" với quy định của ngành: Cần ra thêm bài tập về nhà để các con ôn tập, hệ thống kiến thức đã học trên lớp sau mỗi buổi. Tuy nhiên, không nên ra quá nhiều để trẻ có thời gian chơi và làm những việc chúng thích.

Điều chị băn khoăn là phương pháp của giáo viên tiểu học: "Dường như, cô coi các cháu vào lớp 1 như đã biết tất cả, không có động viên, khuyến khích mỗi khi bị điểm kém...". Chị dẫn dụ, con viết xấu bị điểm kém nhưng cô không có giải thích. Thậm chí, cũng không lưu ý hoặc gạch chân nhưng chữ viết lỗi hoặc bài sau được điểm cao hơn cũng không có lời phê "có tiến bộ".

Theo chị, thời gian học hè chưa học chương trình chính thức thì nên rèn cho các cháu thuần thục những nét cơ bản, rồi mới đến luyện chữ. Tuy nhiên, việc rèn các nét cơ bản chỉ có 2 trang, tương ứng với 2 buổi học và viết chữ làm các cháu chưa thích ứng ngay được.

Thêm nữa, ở lớp dù có một số học sinh nhận thức chậm hoặc mới học có hơn tháng hè - cô cũng không nên công khai nhóm học giỏi và dốt.

"Sợ đến lớp..."

Chị Q. (Thái Thịnh, Hà Nội) xác định từ cấp học mầm non cho con học tư thục thì lên cấp 1 cũng chọn trường ngoài công lập. Với mong muốn con được phát triển đầy đủ, tự nhiên, đồng đều cả về thể chất và tinh thần - chị quyết cho con học một trường tiểu học dân lập ở quận Cầu Giấy.

Mới học hè được hơn tháng, nhưng "cậu ấm" cũng đã có tâm lý sợ đến lớp.

Trong khi đó, cô giáo nhận xét về quý tử nhà chị Q. "quá hiếu động, lúc nào cũng luôn chân, luôn tay. Thậm chí, bữa ăn mà chân tay cứ ngọ nguậy liên tục".

Nhận xét trên của cô giáo khiến chị Q. thêm phần lo lắng vì theo chị ở bậc tiểu học, ý thức kỷ luật sẽ nghiêm hơn so với mẫu giáo, nhưng không phải trẻ vào học hè phải có ý thức ngay được. Để trẻ sinh hoạt vào nề nếp phải là cả một quá trình có sự động viên đúng lúc từ phía nhà trường.

Chị Q. phân trần: "Đáng ra, khi các con bắt đầu vào lớp 1 đều chưa biết chữ thì nhiệm vụ của các cô phải dạy cho các con. Thậm chí, những buổi học đầu tiên cần quan sát để biết tính cách tiêu biểu từng trẻ... Thay vì quan sát, thì cô tỏ ra "né" học trò lên từ hệ thống trường mầm non tư thục".

Ngoài chương trình học theo quy định, ở trường mỗi tuần các con được học 5 tiết học tiếng Anh (trong đó, 4 buổi do giáo viên người nước ngoài đảm nhận). Các thủ tục nhập học với tiền học mỗi tháng của con chị Q. là 140 USD chưa kể các khoản khác (tiền ăn 30.000 đồng/ngày; 100 USD đóng góp 1 lần cho cả bậc học tiểu học và 50 USD tiền đóng góp hàng năm...)

Tổng chi 1 tháng (nếu không tham gia dịch vụ xe đón) là 3,2 triệu đồng/tháng/học sinh, còn phí trọn gói 1 tháng học của mỗi học sinh là 4 triệu.

Đầu tư cho con như vậy, nhưng theo chị cảm nhận, so với hệ thống các trường công lập thì cơ sở vật chất của trường được trang bị đầy đủ hơn, còn phương pháp giảng dạy của giáo viên thì không có sự khác biệt.

Chị Q cho biết thêm: nếu sĩ số các lớp 1 ở trường công dao động từ 50 - 60 thì ở trường, thời điểm học hè này chỉ có 18 học sinh/lớp - rất thuận cho việc quản lý và tìm hiểu tâm sinh lý của trẻ.

  • Nguyễn Hiền (ghi)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,