- Dù đã có văn bản quy định về đạo đức nhà giáo, nhưng ngành giáo dục vẫn muốn đưa nội dung này vào luật bởi "hiệu lực mạnh hơn". Đạo đức nhà giáo cũng là một nội dung của chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Tuy nhiên, theo "chuẩn" đang thí điểm ở bậc THPT, 100% giáo viên đều đạt mức tối thiểu là khá.
Đây là những thông tin đưa ra tại hội thảo "Đạo đức nhà giáo, chuẩn nghề nghiệp giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trong việc xây dựng Luật Nhà giáo" diễn ra tại Hà Nội ngày 28/4.
Một giờ học của thầy và trò Trường tiểu học Cát Linh, HN. Ảnh: Bảo Anh |
Ông Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội, nhận xét, để tạo ra nhân cách người học thì trước hết, người thầy phải biết thuyết phục HS bằng chính nhân cách của mình.
Ngoài ra, luật cần xác định tính chuyên nghiệp của nhà giáo để hạn chế lao động tản mạn tự do của nhà giáo hiện nay.
Ngành giáo dục đã có văn bản quy định về đạo đức nhà giáo, nhưng ban soạn thảo muốn đưa cả yếu tố này vào luật bởi "hiệu lực của luật mạnh hơn".
"Tuy nhiên, đưa vào nội dung gì thì đang bàn", Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Phạm Mạnh Hùng cho hay.
Trước đây, chưa có "chuẩn nghề nghiệp" nên việc đánh giá giáo viên còn chưa đề cập đến phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của nhà giáo; những yêu cầu về năng lực với người thầy, năng lực phát triển nghề nghiệp, ông Trương Đình Mậu, Phó Cục trưởng bổ sung.
Thí điểm chuẩn: Tối thiểu đạt loại khá
Hiện nay, Bộ GD - ĐT đang thí điểm xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT.
Khi đưa "chuẩn" vào thí điểm lại gặp phải khá nhiều vấp váp.
Tại Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội), căn cứ theo bộ chuẩn, giáo viên tự đánh giá, sau đó đến tổ chuyên môn và cuối cùng là hiệu trưởng.
"Do định lượng chưa rõ ràng nên với cách đánh giá này 100% giáo viên đạt khá (65 điểm trở lên). Hiệu trưởng cũng không tự hạ thấp xuống được" - Hiệu trưởng Đặng Đình Đại nhận xét.
Sau đó, trường tự quy ra định lượng như: dựa vào kết quả HS, lấy số HS đạt trung bình trở lên của lớp, môn đó xem giáo viên đạt được đến đâu.
Đồng thời, phát phiếu khuyết danh đến từng HS để lấy ý kiến. Nhà trường sẽ công khai kết quả trước 2.100 HS.
Ngoài những phần tự đánh giá, giáo viên nào chỉ số tín nhiệm thấp sẽ buộc phải hạ bậc.
Ông Đại nói thêm, cách làm này phân loại được giáo viên khá, giỏi, đạt và chưa đạt. Còn theo như cách của Bộ thì không có giáo viên không đạt, mà đều từ khá trở lên.
TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến: ’Xây chuẩn đạo đức hiệu trưởng còn khó hơn giáo viên" Chuẩn nghề nghiệp của GV phải do chính các nhà giáo xây dựng. Chuẩn được áp dụng ở mọi cấp học, mọi trình độ nhưng chủ yếu ở bậc giáo dục phổ thông. Ngoài ra, khi GV có đủ điều kiện (đạt nhiều chuẩn) làm nghề dạy học sẽ được cơ quan chức năng (Bộ GD&ĐT hay trường đại học, tổ chức xã hội) cấp chứng chỉ nhà giáo. Chứng chỉ này sẽ là cơ sở để nâng lương cho chính GV đó. Thế nhưng , trong Luật Nhà giáo, ý tưởng luật hóa một cách tương đối chi tiết về chuẩn nghề nghiệp nhà giáo tuy đáng hoan nghênh nhưng sẽ khó được chấp thuận. Bởi vì xuất phát từ thực tế, chỉ nên có một quy định khung về chuẩn nghề nghiệp của nhà giáo. Xây dựng đạo đức và chuẩn nghề nghiệp hiệu trưởng còn khó khăn hơn nhiều so với chuẩn nghề nghiệp GV. Đó là vì nó phải trả lời được các câu hỏi lựa chọn về vai trò mà người ta mong đợi ở một ông hiệu trưởng: Là nhà lãnh đạo? Là nhà quản lý hành chính? Quản lý doanh nghiệp hay tổng hòa của những vai trò đó? (Theo Pháp luật TP.HCM) |
-
Bảo Anh
****************************************
Ho ten: Nguyễn Xuân Đồng
Dia chi: Nghệ An
Đạo đức nhà giáo là gì? Đó chính là cái Tâm - Tấm lòng đối với học sinh.Vì sao lại phải đặt ra vấn đề đạo đức nhà giáo? Hiện nay, sự hỗn loạn của xã hội đã làm cho giáo dục cũng có một phần hỗn loạn. Tại sao một người thầy phải đi lừa đảo để lấy tiền chữa bệnh cho mẹ? Vì xin việc mà phải bán vợ đợ con hơn 70 triệu đồng? Tại sao phải dạy thêm? Vì lương cả năm chưa bằng thưởng Tết của nhiều ngành nghề khác. Tuy nhiên., đặt ra vấn đề này là đúng. Bởi vì có như vậy thì mới đưa những người chưa "đạt chuẩn" vào khuôn khổ. Còn nếu không đạt được thì cũng nên đào thải những "con sau làm sầu nồi canh".
Ho ten: Thủy
Dia chi: TP.HCM
Phụ huynh nào cũng than phiền đóng tiền học phí cao, còn giáo viên lúc nào cũng ca cẩm bài ca lương ba coc ba đồng. Vậy tiền đó đi đâu?
Ho ten: Phan Văn Cương
Dia chi: Buôn Ma Thuột
Đã là thầy, cô giáo- người đi truyền thụ kiến thức chuyên môn cũng như đạo đức làm người cho kẻ khác thì phải là tấm gương soi cho mọi người .Gương mà chưa sáng thử hỏi hình người trong đó như thế nào? Chắc chắn rằng sản phẩm người đó tạo ra cho đời sẽ bị méo mó và không trung thực.
Ho ten: Mai Dung
Dia chi: Nghe An
Rất ít người giỏi thi vào ngành sư phạm. Các nhà quản lý giáo dục và quản lý xã hội nên suy nghĩ nhiều hơn về vấn đề này chứ không nên làm ồn ào về chuyện đạo đức nhà giáo hay là chuẩn giáo viên...Là nhà quản lý thì phải biết hiện nay GV đang sống khó khăn như thế nào. So với nhân viên ngành nghề khác, nhà giáo sống mẫu mực hơn, được nhân dân quý trọng hơn. Đó là sự thật. Theo tôi, chưa cần phải đưa vào luật làm gì.
Ho ten: Nguyễn Đắc Hưng
Dia chi: Q.Phú Nhuận - TP.HCM
Cần phải sớm bảo vệ học sinh. Cần sớm đưa luật ra để nhằm khóa chân những giáo viên đánh đập học sinh, mắng chửi,đì học sinh, ép học sinh học thêm...
Thời tôi còn là học sinh cách đây 5-6 năm, tôi đã từng gặp những giáo viên như thế, tôi hi vọng luật đưa ra để con cháu mình sau này được bảo vệ. Tôi muốn con cháu mình phải do người có tri thức và tâm nghề giáo dạy.
Ho ten: Phuong Nguyen
Dia chi: Vinh - Nghệ An
Tôi là môt giáo viên mới ra trường Qủa thật, đồng lương của tôi sẽ không đủ nếu không dạy thêm. Có ở vào địa vị của một giáo viên trực tiếp giảng dạy thì mới thấy hết được khó khăn. Hãy quan tâm tới tiếng nói giáo viên trước khi xem xét đạo đức của họ.
Ho ten: Ngô Trường
Dia chi: Bắc Giang
Tôi là người lạc quan và luôn tin vào lẽ phải. Tôi nghĩ, công việc nào, ngành nghề nào cũng có người tốt, kẻ xấu; có nhiều người đã, đang và sẽ làm tròn trách nhiệm và bổn phận của mình; song bên cạnh đó cũng có kẻ chỉ biết mình, chỉ biết lo cho quyền lợi của bản thân mình mà dần quên đi trách nhiệm, nghĩa vụ, đạo đức của nghề nghiệp mà mình đang làm; đạo đức của con người trong xã hội. Vì vậy, tôi ủng hộ việc đưa chuẩn đạo đức nhà giáo vào luật vì chúng ta đang trong một xã hội pháp quyền và đương nhiên "ai có tật thì người ấy giật mình".
Ho ten: Phương
Dia chi: Thái Bình
Cũng chưa cần phải làm căg đến thế, lương giáo viên thấp, sống chỉ bằng cái danh thì sống thế nào? Mà tại sao chưa thấy ai nói về vấn đề đạo đức học sinh xuốg cấp trầm trọng? Làm việc trong 1 môi trường như thế thật khó tránh khỏi sai sót?
Ho ten: Phan Linh
Dia chi: Nghệ An
Đưa vào luật là đúng, nhưng phải hợp lí. Cần cụ thể đạo đức nhà giáo ở đây là gì thì mới ổn. Trong quan hệ thầy trò, nếu học sinh không sai trái thì chẳng có lí do gì giáo viên đối xử thô bạo.
Còn tôi cũng phản đối việc xúc phạm nhân phẩm người học. Các bậc phu huynh cũng nên nhìn nhận con em mình cho đúng và nên giáo dục như thế nào là hợp lí. Hiện nay, tôi thấy HS vô lễ với giáo viên nhiều, trái hẳn truyền thống. Còn việc để giáo viên chuyên tâm vào chuyên môn thì phải cải thiện đời sống của giáo viên và cần có những quy định cụ thể. Nếu chỉ dựa vào lương thì giáo viên khi nào sẽ mua được đất, xây được nhà, cười vợ, nuôi con?
Ho ten: Đức Ba
Dia chi: Ba Vì - Hà Nội
Luật cán bộ, công chức, Luật giáo dục đã quá rõ ràng. Làm nghề nào cũng cần có đạo đức, lương tâm. Theo tôi, nghề giáo viên vẫn là nghề trong sạch nhất trong xã hội.Con người giáo
viên trong 1 cộng đồng dân cư, ta dễ nhận ra họ nhất bởi đạo đức của họ, bởi cách nói năng đi đứng, tác phong của họ. Tại sao ta không ghi nhận? Không nên đòi hỏi quá nhiều ở nhà giáo.
Họ ten: Đặng Minh Tiến
Dia chi: Hà Tĩnh
Việc đào tao giáo viên hiện nay đang xem nhẹ vấn đề đạo đức. Ví du: sinh viên sư phạm có rất nhiều người nghiện rượu, nát rượu. Trong nhà trường THPT, môn Giáo dục công dân bị xem nhẹ. Vậy thì đạo đức đặt ra bây giờ cho giáo viên hay bất kỳ ai khác cũng là quá muộn.
Ho ten: HTV
Dia chi: Phan Thiết
Công tác ở lĩnh vực nào, ngành nghề nào cũng cần có đạo đức nghề nghiệp. Giáo viên cũng không là ngoại lệ. Không nhất thiết phải đưa tất cả vào luật. Lương tâm nghề nghiệp là quan trọng nhất. Ngoài văn bản luật, đạo đức xã hội, dư luận xã hội cũng là công cụ hữu hiệu. Những cá nhân vi phạm đạo đức nghề nghiệp tất yếu sẽ bị xã hội đào thải.
Mọi người có quyền đòi hỏi, yêu cầu cao hơn đối với người GV, nhưng đồng thời cũng nên xem lại mình.
Ho ten: Đặng Tiến
Dia chi: Hà Tĩnh
Dự thảo chuẩn giáo viên còn chung chung, khi đánh giá không dựa vào nguồn minh chứng và kiểm tra xem nguồn minh chứng có sát thực không. Vì vậy, có giáo viên tự đánh giá, tổ đánh giá là
tốt, nhưng thực chất không có nguồn nào để chứng minh điều đó, cho nên đánh giá 100% giáo viên đạt loại khá trở lên là không đúng.
Ho ten: Người Việt Nam
Dia chi: Hà Nội
Giáo viên là một nghề cao quý. Mỗi lần nói đến một nhà giáo, bao giờ người ta cũng nghĩ đó là một người có đức có tài, có đủ những phẩm chât tốt đẹp. Mỗi khi nghe tin một giáo viên nào đó làm việc phi pháp, tôi cảm thấy nhói lòng. Tôi ủng hộ việc quy định về đạo đức nhà giáo. Đây là việc cực kỳ nên làm, và làm càng nhanh càng tốt.
Ho ten: Lê Dũng
Dia chi: Hà Nội
"Đạo đức nhà giáo cũng là một nội dung của chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Tuy nhiên, theo "chuẩn" đang thí điểm ở bậc THPT, 100% giáo viên đều đạt mức tối thiểu là khá".
Kết quả khảo sát như vậy liệu có tin được không. Nếu 100% đạt chuẩn thì sẽ không có ai kêu ca về giáo viên nữa?
Tại sao bây giờ mới có ý định đưa đạo đức thành chuẩn nghề nghiệp của giáo viên? Chẳng lẽ, trước đây chuẩn đạo đức không được quan tâm? Ngành giáo dục đi tiên phong trong việc này, vậy còn những ngành khác thì sao? Bác sỹ, sỹ quan, nhân viên thuế vụ ... không cần? Hay các ngành khác thấy rằng ở xã hội này hành nghề mà có đạo đức thì chỉ có nghèo nên không qui định, không quan tâm?
Ho ten: Nhà giáo
Dia chi: Hà Nội
Nên đưa cả giảng viên ĐH, phó giáo sư, giáo sư bậc đại học vào luật.
Ho ten: Nguyễn Hùng
Dia chi: Tuyên Quang
Cần bổ sung thêm về nghĩa vụ, quyền lợi đi vùng sâu, vùng xa đối với giáo viên vào trong tiêu chuẩn. Có như vậy, chất lương giáo dục mới nâng cao, không còn tình trạng người dân không biết chữ
Ho ten: Quế Hà
Dia chi: Phan Thiết
Đời giáo viên, dạy hai mươi năm, lương chưa tới 3 triệu bạc. Chính sách cho giáo dục thay đổi theo mỗi năm. Pháp luật của nhà giáo ở ngay chính trong lương tâm của họ. Đừng quá máy móc, áp đặt cho lực lượng xã hội đặc biệt này.
Ho ten: Thanh Đông
Dia chi: Thanh Hóa
Muốn định lượng được tỉ lệ phân loại học sinh, phải có môi trường đồng nhất. Ngay trong một nhà trường, chất lượng học sinh của mỗi lớp đều khác nhau. Lâu nay, chúng ta nói nhiều đến "chuẩn" trong nhiều lĩnh vực, nhưng nhìn lại ,việc dùng các chuẩn đó để đánh gíá thì đã mạng lại hiệu quả gì? Dân trí ở ta còn thấp, càng đưa ra nhiều chuẩn, càng làm cho rối rắm thêm. Đề nghị Bộ GD-ĐT, trước khi đưa ra những vấn đề liên quan đến nhiều người thì cần có sự khảo sát để khi ra một quyết định, một văn bản sẽ được thực thi trong đời sống.
Ho ten: Thi
Dia chi: Hà Nội
Trước hết, phải xây dựng phẩm chất đội ngũ cán bộ quản lý, bởi chính họ là người giám sát đánh giá phẩm chất đạo đức nhà giáo.
Ho ten: Nguyên Sơn
Dia chi: TP.HCM
Hết qui định xử phạt giáo viên, rồi giờ lại đến đưa đạo đức nhà giiáo vào luật. Tôi chỉ muốn nói một câu duy nhất là: Đạo đức của mình đã "đạt chuẩn" hết chưa, hỡi những người cùng phục vụ mục tiêu giáo dục?
Ho ten: Trần Minh Vương
Dia chi: Bình Định
Tôi hoàn toàn đồng ý với luật. Ở trường tôi, có nhiều giáo viên lợi dụng dạy thêm đàn áp học sinh. Nhưng theo tôi, nên có chính sách hỗ trợ để những giáo viên chân chính có thể an tâm công tác.
Ho ten: Ngoc Linh
Dia chi: Bac Giang
Tôi tán thành việc đưa đạo đức giáo viên vào luật. Có thể nói, lương giáo viên và vấn đề đạo đức giáo viên đang tỉ lệ nghịch với nhau. Lương giáo viên không hề thấp nhưng tư cách đạo đức của một bộ phận giáo viên là "có vấn đề". Không phải ai học sư phạm ra cũng là một người giáo viên tốt khi người ta có cái tâm không trong sáng.
Ho ten: Lê Đình Ba
Dia chi: Điên Biên
Mình thấy giáo viên cũng có nhiều tiêu cực. Tôi biết, ngành giáo dục đã có nói phong trào "nói không với bệnh thành tích" nhưng thực tế thì không hết mà còn nhiều hơn. Đó là nói về các trường ở thành phố. Còn những trường ở vùng sâu, vùng xa thì lại ngược lại. Ở vùng sâu, vùng xa của Điện Biên, giáo viên lại quá vất vả, lương không đủ sống mà còn bị nhiều áp lực từ cấp trên.
Đi lại đã vất vả mà khi đến lớp học sinh lại không đi học, giáo viên phải mang gạo đến nhà học sinh để cho thì phụ huynh mới cho con đi học; giáo viên còn phải đi xin quần áo của gia đình mang cho hoc sinh mặc, không thì không có học sinh mà dạy. Còn ở thành phố, giáo viên nào không có quà cho sở hoăc phòng thì sang năm mới chắc chắn bị điều đi vùng sâu, vùng xa. Tôi thấy nhiều giao viên yêu nghề rồi cũng phải bỏ vì lẽ đó.
Ho ten: Minh Hai
Dia chi: TP.HCM
Không cần nhà giáo các vị phải là tấm gương sáng về đạo đức tác phong..., cũng như chẳng cần các vị bác sỹ, lương y phải như từ mẫu. Trong xã hội này, đó là điều không tưởng. Phụ huynh chúng tôi chỉ cần các vị thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, như thế đã rất tốt cho con em chúng tôi.
Ho ten: Lê Thuỷ
Dia chi: Huế
Bạn Trigd hỏi xã hội có ưu ái gì cho nhà giáo, lương giáo viên ba cọc ba đồng... Thử làm phép so sánh (biết là khập khiễng):
Luơng của công nhân duy tu cầu đường như tôi, làm cháy mặt ngoài đường, được 1,4 triệu đồng hàng tháng (tôi đã tốt nghiệp Trung cấp cầu đường chính quy, đã tốt nghiệp ĐH cầu đường tại chức). Vợ tôi là giáo viên tiểu học, lương tháng 2,5 triệu đồng; ngoài ra còn dạy thêm. Bao nhiêu nghề nghiệp cực khổ đồng lương vẫn không quá 1,5 triệu.Vậy thì lương giáo viên như vậy có thấp không so với mặt bằng chung của xã hội? So làm gì với ngân hàng, với dầu khí, với viễn thông...
Ta không đòi hỏi ở giáo viên nhiều, chỉ mong sao giáo viên có cái đạo đức trồng người. Đừng để em nào đi học thêm thì lúc kiểm tra trúng tủ điểm cao, em nào không học thêm thì cứ cố gắng mà "phấn đấu".
Ho ten: Hà Anh
Dia chi: Hải Phòng
Ngành nào cũng cần có đạo đức nghề nghiệp.Thử hỏiM bác sĩ, công an, cán bộ tư pháp, cán bộ địa chính...là những người thuộc nghành nào mà ngày ngày, vẫn có quá nhiều tiêu cực? .Cả nước ta có hơn 2 triệu giáo viên. Vậy, hiện tại tỉ lệ các vụ vi phạm đạo đức là bao nhiêu phần trăm, đã ai thống kê chưa, hay là mới chỉ có vài vụ tiêu cực là làm toáng lên như thể GV là xấu xa hết? Tôi tin rằng, nếu tính theo tỉ lệ thì đội ngũ giáo viên vẫn là trong sạch hơn cả.
Họ tên: Trigd
Dia chi: Nam Định
Tieu de: Đừng đòi hỏi quá nhiều ở nhà giáo
Xin hỏi xã hội đã có những ưu ái như thế nào đối với nhà giáo? đã có những chính sách đãi ngộ như thế nào để đảm bảo rằng nhà giáo có thể yên tâm sống được bằng nghề của mình, yên tâm cống hiến tâm lực, trí lực? Lương giáo viên ba cọc, ba đồng, có khi tổng lương cả chục năm trời không bằng số tiền thưởng Tết của những ngành khác ... Vậy tại sao chúng ta đòi hỏi ở họ nhiều như thế?
Ho ten: HiHi
Dia chi: Hà Nội
Luật cán bộ công chức chả lẽ chưa đủ hay sao? Vì ngoài ngành GD, thì ngành khác cũng cần có đạo đức chứ? Hơn nữa, tiêu chí nào để luật hóa phạm trù đạo đức? Theo tôi, nếu chỉ đưa ra rồi thực hiện một cách hình thức thì không nên.
Ho ten: Toàn Nguyễn
Dia chi: Hà Đông, Hà Nội
Tôi không đồng tình về vấn đề này. Nếu chúng ta mà ở địa vị giáo viên chắc sẽ không nghĩ như thế. Tiền lương của GV trẻ có khi không bằng 1 phần làm thêm bên ngoài, bụng chưa đủ no thì làm sao mà yên tâm để công tác. Tôi thấy ngán ngẩm, mệt mỏi vì cứ đọc hết bài viết này đến bài viết khác chê bai ngành giáo dục.