221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1161766
Liều lĩnh chọn nghề "từ đỉnh rớt xuống vực"
1
Article
null
Liều lĩnh chọn nghề 'từ đỉnh rớt xuống vực'
,

 - Từ một nghề lương chục triệu đồng/tháng là điều rất bình thường, ở vị trí cấp cao, người ta có thể được thưởng cả ba, bốn tỉ đồng… bỗng tụt dốc, điêu đứng. Bây giờ nói đến chứng khoán, người ta “ghẻ lạnh”. Vậy còn tương lai?

Từ đỉnh rớt xuống vực

“Được thành lập vào năm 2000, quy mô thị trường chứng khoán thời đó còn rất nhỏ. Khách hàng tới sàn dù được phục vụ cực kì chu đáo, ngồi ghế salong máy lạnh, có nước uống, bánh kẹo ăn nhưng chẳng ai thèm tới. Nhân viên chứng khoán thời đó cũng không có gì để làm, thu nhập thấp” – anh Nguyễn Tiến Dũng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Cao su, kể lại.

Nhưng đến năm 2006, thị trường bắt đầu có những bước hồi phục khi VN gia nhập WTO. Đầu năm 2007, chứng khoán trở thành một ngành cực kì hot!

Hàng ngàn SV các trường ĐH trên địa bàn TP.HCM căng thẳng đặt lệnh trước độ nóng của thị trường chứng khoán ảo do CLB Chứng khoán Scue Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tổ chức - ảnh: L.Quỳnh

Do chưa có công nghệ cao, mà nhà đầu tư lại tham gia mua bán nhiều, phải tranh giành nhau đặt lệnh, nên tất cả đều dựa vào người môi giới. Nhân viên chứng khoán bỗng chốc trở thành siêu sao, với vai trò quan trọng. Giao dịch nhiều, công ty đạt doanh thu cao nên lương cao. Thu nhập hơn chục triệu đồng/tháng là điều rất bình thường! Người ở vị trí cấp cao có thể được thưởng ba, bốn tỉ đồng.

Những thắc mắc liên quan đến thi, tuyển sinh, có thể gửi đến: bangiaoduc@vietnamnet.vn. Chúng tôi sẽ kết nối với các chuyên gia để giải đáp.

Sau khi chứng khoán lên đến cực đỉnh thì bắt đầu giảm dần. 6 tháng cuối năm 2008, thị trường chứng khoán tụt thê thảm, cho đến nay. Các công ty chứng khoán đua nhau thu hẹp quy mô kinh doanh, cắt giảm nhân sự, giảm lương, thưởng hầu như không có. Như Tết năm nay, có công ty chứng khoán thưởng nhân viên chỉ 30kg gạo!

Bây giờ nhắc đến chứng khoán, người ta “ghẻ lạnh”.

Nghề đón đầu tương lai?

Tuy nhiên, dù hiện nay, hàng loạt công ty cắt giảm nhân sự, có nơi giảm 50%, thì theo các chuyên gia, thị trường chứng khoán vẫn thiếu người giỏi, có chuyên môn.

Anh Dũng giải thích: do giai đoạn cuối 2006, đầu 2007, thị trường chứng khoán quá nóng, hàng loạt công ty chứng khoán ồ ạt thành lập, dẫn tới nhân sự bổ sung không kịp. Thậm chí, học ngành gì cũng được, chỉ cần biết các thao tác cơ bản, biết nhập lệnh cho nhà đầu tư, biết mã đó là gì… là được tuyển vào làm nhân viên.

Thị trường chứng khoán ảo do CLB chứng khoán Scue ĐH Kinh tế TP.HCM tổ chức hàng năm thu hút hàng ngàn SV các trường tham gia: một kênh giúp SV tiếp cận thực tế hiệu quả. - Ảnh: L.Quỳnh 

“Qua đào tạo thực tế những năm qua, chất lượng nhân sự trong ngành đã nâng cao hơn, đáp ứng được nhu cầu, nhưng là đáp ứng được nếu như quy mô thị trường chứng khoán vẫn chỉ đơn giản như hiện nay” – anh Dũng tiết lộ thêm.

Vì sao? Thực tế, thị trường tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng ở VN chỉ mới phát triển ở mức sơ khai (trong khi nước ngoài có lịch sử cả mấy trăm năm), nên cấu trúc thị trường còn quá đơn giản, trình độ chủ thể tham gia thị trường (gồm cơ quan quản lý, nhà tổ chức, quản lý trung gian, đầu tư cá nhân) còn thấp về trình độ chuyên môn. Vì vậy, các chuyên gia chứng khoán hiện nay đều là học từ nước ngoài về.

Giải thích thị trường tài chính lúc nào cũng phải phục hồi trước so với nền kinh tế, vì đây là kênh để lưu thông vốn, các chuyên gia trong ngành cho rằng chứng khoán vẫn là một nghề trong tương lai.

“Muốn làm nghề chứng khoán, để đón đầu trong tương lai, khi thị trường chứng khoán đã phức tạp và nâng cao, ít nhất bạn phải được đào tạo bài bản!” - anh Dũng khẳng định.

Anh cũng khuyến cáo: cũng vì đây là ngành hẹp và chuyên biệt, nên nếu có học kinh tế nói chung, thì bạn cũng khó mà làm được trong thị trường chứng khoán trong tương lai.

ĐH mới chỉ là cái nền cơ bản nhất

TS. Thân Thị Thu Thủy, giảng viên Khoa Ngân hàng, ĐH Kinh tế TP.HCM cho biết: “Những lớp ngắn hạn không thể đào tạo ra nhân sự thật sự cho thị trường chứng khoán. Muốn làm nghề trong lĩnh vực chứng khoán, phải tối thiểu có bằng đại học. Đó là yêu cầu bắt buộc”. Theo cô Thủy, bằng ĐH mới chỉ là cái nền cơ bản nhất, cần nhưng chưa đủ.

Hiện nay, cả nước đã có các trường đào tạo ngành chứng khoán: ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Ngân hàng, ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Học viện Tài chính... Theo các thầy cô, bạn muốn học được phải giỏi khối A, có khả năng phân tích, cần tính toán phức tạp về mặt toán cao cấp, học về hệ thống quản lý, công nghệ…

“Nghề nào cũng có rủi ro, nhưng nghề này có rủi ro lớn vì sự biến động của nó rất lớn, với tốc độ cực nhanh. Mặt khác, làm chứng khoán là đi đầu tư tiền cho người ta, là đụng tới tiền bạc, của cải lớn nên áp lực lớn. Chính vì vậy, đòi hỏi bạn phải quyết đoán, luôn có sự tranh đấu giữa lòng tham và sợ hãi, và một cảm giác nhạy bén với thị trường” – anh Dũng chia sẻ thêm. 

Đào tạo nhân lực chứng khoán hiện nay có "đón đầu được tương lai"?

ĐH Kinh tế TP.HCM hiện nay mới có khóa đầu tiên chuyên ngành chứng khoán, hiện đang là SV năm 3 (K32), chưa học chuyên ngành mà chỉ mới học các môn cơ sở ngành.

Cô Thủy cho biết: “Chương trình học được xây dựng dựa trên những chương trình mô hình nhiều nước đưa vào, gồm 7 môn, có những môn đón đầu cho chứng khoán tương lai, đang được giảng dạy ở nước ngoài. Nhưng thực tế chỉ mới giảng 1 môn do các bạn mới là SV năm ba. K32 chưa ra trường, chưa có sản phẩm, thì chưa thể đánh giá được chất lượng đào tạo có đáp ứng được nhu cầu thực tế hay không”.

Vì vậy, các chuyên gia trong ngành khuyên các bạn chọn học ngành này nên nỗ lực tự học thêm từ thực tế và từ rất nhiều nguồn tài liệu ngành không còn khó tìm với các phương tiện thông tin như hiện nay.

  • Lê Quỳnh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,